| Hotline: 0983.970.780

Máy nông nghiệp Daedong ra mắt thị trường

Thứ Hai 23/07/2018 , 08:17 (GMT+7)

Mục tiêu của Tập đoàn Daedong (Hàn Quốc) là đến năm 2020 là xây dựng được 2 chi nhánh và 30 đại lý Daedong Việt Nam. Các đại lý sẽ cung ứng gần 9.000 máy nông nghiệp (gồm máy kéo, máy gặt, máy cấy...), mang lại doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng.

Để làm được điều đó, Tập đoàn Daedong đã lựa chọn Cty CP Vietko Việt Nam là đối tác phân phối độc quyền toàn bộ sản phẩm. Từ đây, sự thống trị của máy nông nghiệp Nhật Bản (chủ yếu là hai thương hiệu Kubota và Yanmar) tại Việt Nam sẽ không còn.

09-05-52_dedong5
Lễ ra mắt thương hiệu Daedong tại Hà Nội

Ông Yon Seok Myung – cố vấn Cty TNHH Công nghiệp Daedong cho biết: Tập đoàn Daedong hiện đang sở hữu nhiều loại máy gặt, máy kéo, máy cấy với nhiều model khác nhau (tương ứng với công suất máy từ tầm thấp, tầm trung, tầm cao và rất cao), đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của nông dân Việt Nam.

Tập đoàn Daedong là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu, phát triển các dòng máy nông nghiệp của Hàn Quốc, với tổng số lượng máy sản xuất mỗi năm lên tới hàng trăm ngàn chiếc. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, thương hiệu máy nông nghiệp Daedong đã nổi tiếng khắp thế giới. Hiện sản phẩm của tập đoàn này đã có pháp nhân phân phối tại nhiều thị trường chiến lược, điển hình là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hà Lan, Myanmar...

“Chúng tôi tin tưởng rằng, khi gia nhập vào thị trường Việt Nam – quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, thương hiệu và doanh số bán hàng của Tập đoàn Daedong sẽ tăng trưởng vượt bậc”, ông Yon Seok Myung cho biết.

Theo nghiên cứu thị trường của Cty CP Vietko Việt Nam, hàng năm nông dân miền Bắc và miền Trung khoảng 22.358 chiếc máy gặt (1 máy gặt có thể phục vụ 120ha/năm – 2 vụ/năm) và 38.189 chiếc máy kéo (1 máy kéo có thể phục vụ 90ha/năm – 2 vụ/năm). Còn với ĐBSCL, mỗi năm nông dân cần sử dụng gần 6.000 máy gặt công suất lớn (một máy gặt phục vụ 360ha/năm – 3 vụ/năm) và gần 10.000 máy kéo.

09-05-52_dedong1
Sản phẩm máy kéo của Daedong ra mắt thị trường Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/7/2018

Năm 2017, Việt Nam đã chi gần 180 triệu USD để nhập khẩu máy gặt và máy cấy, trong đó chủ yếu là thương hiệu sản phẩm máy gặt, máy kéo, máy cấy của Yanmar và Kubota (86% tổng giá trị).

Ông Lê Văn Kết, Chủ tịch HĐQT Vietko Việt Nam chia sẻ: Cơ giới hoá nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21. Theo đó, những chiếc máy cày, máy gặt đã dần thay thế hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau trên đồng ruộng. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ giới hoá phân bố không đều, nhiều địa phương còn thiếu dẫn đến điều kiện làm việc của người nông dân chưa được đáp ứng tốt.

Với mong muốn đem tới người nông dân Việt Nam có sự lựa chọn đa dạng về chủng loại máy móc với các tính năng cao hơn, độ bền lâu hơn, chất lượng tốt hơn, Cty CP Vietko Việt Nam đã hợp tác với Tập đoàn Daedong Hàn Quốc phát triển dòng máy nông nghiệp Daedong tại Việt Nam. Đây là các dòng máy nông nghiệp tốt nhất đã được phát triển sau 70 năm phát triển và sản xuất bằng dây truyền tự động hoá do đó tạo sự đồng nhất về chất lượng cũng như độ ổn định.

Chia sẻ với PV NNVN về giá bán của các dòng máy, ông Lê Văn Kết cho biết, sản phẩm máy nông nghiệp của Daedong sẽ mềm hơn một chút so với các dòng máy cùng phân khúc của thương hiệu Kubota (Nhật Bản). Và với kinh nghiệm phát triển thị trường của mình, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, máy nông nghiệp Daedong sẽ có chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam.

09-05-52_dedong2
Sản phẩm máy gặt tuốt của Daedong
09-05-52_dedong3
Sản phẩm máy kéo
09-05-52_dedong4
Sản phẩm máy cấy của Daedong
09-05-52_dedong-6
Máy gặt đập Daedong
Ông Lê Ngọc Khanh, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam tin tưởng vào năng lực, tiềm lực của Daedong và mong muốn sản phẩm của tập đoàn sẽ chiếm lĩnh thị trường, qua đó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường giữa các thương hiệu máy nông nghiệp nổi tiếng, để người nông dân có nhiều kênh lựa chọn tốt hơn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.

Xem thêm
Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.