| Hotline: 0983.970.780

Lý giải tại sao mây nhiều màu

Thứ Hai 22/07/2013 , 11:01 (GMT+7)

Tại sao mây bình thường có màu trắng nhưng mây giông, mây mưa lại có màu đen?

* Tại sao mây bình thường có màu trắng nhưng mây giông, mây mưa lại có màu đen?

Lê Thị Vinh, Hồng Dân, Bạc Liêu

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái đất. Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy.

Mây phản xạ toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng cũng có thể có màu xám hay đen nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.

Khi mây dày hơn, các giọt có thể liên kết lại để tạo ra các giọt to hơn, sau đó khi đủ lớn, chúng rơi xuống đất như là mưa. Trong quá trình tích lũy, không gian giữa các giọt trở nên lớn dần lên, cho phép ánh sáng đi sâu hơn nữa vào trong mây.

Nếu như mây đủ lớn, và các giọt nước đủ xa nhau, thì sẽ có rất ít ánh sáng đã đi vào trong mây có khả năng phản xạ ngược trở lại ra ngoài trước khi chúng bị hấp thụ. Quá trình phản xạ/hấp thụ này là cái dẫn đến một loạt các loại màu khác nhau của mây, từ trắng tới xám và đen.

Các màu khác xuất hiện tự nhiên trong mây. Màu xám ánh lam là kết quả của tán xạ ánh sáng trong mây. Trong quang phổ, màu lam và lục là có bước sóng tương đối ngắn, trong khi đỏ và vàng là có bước sóng dài. Các tia sóng ngắn dễ dàng bị tán xạ bởi các giọt nước, và các tia sóng dài dễ bị hấp thụ.

Những màu xấu được quan sát trước khi có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Màu ánh lục của mây được tạo ra khi ánh sáng bị tán xạ bởi nước đá. Các đám mây có màu ánh lục là dấu hiệu của mưa to, mưa đá, gió mạnh và có thể là vòi rồng.

Màu mây ánh vàng hiếm hơn, nhưng có thể diễn ra trong các tháng từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu do cháy rừng. Màu vàng có lẽ tạo ra do sự hiện diện của khói. Mây đỏ, da cam, hồng xảy ra chủ yếu vào lúc bình minh hay hoàng hôn, và chúng là kết quả của sự tán xạ ánh sáng của khí quyển.

Mây tự bản thân nó không có những màu này, chúng chỉ phản xạ các tia sóng dài (không tán xạ) của ánh sáng là những bước sóng chính trong khoảng thời gian đó.

* Vì sao con vẹt, con yểng có thể nói bắt chước được tiếng người. Những con chim khác thì có thể bắt chước được như thế không?

Lê văn Danh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Tiếng nói của con người là dạng âm thanh đơn sắc, trong khi đó tiếng hót của loài chim, tiếng suối chảy, tiếng lá reo lại thuộc dạng đa âm sắc. Do vậy mà những loài chim hót (hoạ mi, chích choè, vành khuyên, hồng tước, yến hót...) vốn dĩ có tiếng hót đa âm sẽ dễ dàng bắt chước các âm thanh đa sắc của thiên nhiên.

Còn các loài quạ, két, nhồng (yểng), cưỡng, sáo, vẹt... do bản chất tiếng kêu của chúng không đa âm như chim hót nên sẽ dễ dàng bắt chước tiếng người đơn sắc hơn.

Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ: Nhà sinh vật học nổi tiếng về nghiên cứu Canary (yến hót) người Nga - Lukina đã từng viết về một chú yến hót trong bộ sưu tập của bà có thể nói được 8 từ, biết gọi tên chủ, biết gọi tên mình, biết kêu đói khi thấy bà mang thức ăn đến cho.

Mặc dù phải công nhận là tiếng nói của chú ta nhỏ và phát âm không trọn vẹn, rõ ràng, nhưng không thể lầm lẫn với tiếng hót hay tiếng kêu thông thường, bởi chúng phát ra dưới dạng phản xạ có điều kiện: Gọi tên chủ khi thấy chủ, kêu đói khi thấy thức ăn mang tới...

Ở Việt Nam, nói đến chim biết nói, người ta nghĩ ngay đến vẹt, yểng, nhồng, cưỡng, sáo...và mới đây là một loài chim có thể nói rất tốt tuy tiếng hơi nhỏ, rẻ tiền, dễ nuôi và ưu điểm nhất là ăn thức ăn hạt nên phân không hôi bẩn, đó là loài yến phụng (vẹt Hồng Kông).

Một chú yến phụng nuôi từ 1-2 tháng tuổi được chăm sóc tốt và kiên nhẫn dạy nói (như dạy các loài két khác) có thể ghi nhớ được 10-15 từ - một vốn từ không nhỏ so với một chú chim nhỏ như vậy!

Một số loài chim thường có thể nuôi và dạy nói tại Việt Nam là bộ chim sẻ: Gồm quạ, cưỡng, sáo, nhồng (yểng)... Bộ Két (vẹt): Két Việt Nam bao gồm két Alexander (còn gọi là con xít), két xanh (két rừng)...

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Hàng loạt nhà thuốc đóng cửa bất thường: Thuốc thiếu hóa đơn, cửa hàng không phép!

HẢI DƯƠNG Các quầy thuốc, nhà thuốc đóng cửa, phải dỡ cả biển là nhà thuốc '3 không': Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép đăng ký kinh doanh và đạt chuẩn GPP do Sở Y tế cấp.

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện

Phong trào thi đua yêu nước tại Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đạt kết quả nổi bật, góp phần xây dựng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.