| Hotline: 0983.970.780

Long An đặt mục tiêu tăng trưởng nông, lâm, thủy sản 4% trở lên

Thứ Năm 22/05/2025 , 15:41 (GMT+7)

Trong năm 2025, các ngành, địa phương của Long An sẽ phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện kịch bản tăng trưởng nông, lâm, thủy sản (khu vực I) đạt 4% trở lên.

Theo kịch bản vừa được UBND tỉnh Long An ban hành, năm 2025, tăng trưởng khu vực I đạt 4% trở lên, trong đó nông nghiệp 3,52%, thủy sản 10,4%, lâm nghiệp 1,4%. Kết quả này sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng chung của toàn tỉnh năm 2025 là 8,7%, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.

Một khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng tại Long An. Ảnh: Thanh Bạch.

Một khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng tại Long An. Ảnh: Thanh Bạch.

Để đạt các mục tiêu này, thời gian tới, Long An sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Long An phấn đấu năm 2025 sản lượng lúa đạt hơn 3,266 triệu tấn, trong đó lúa chất lượng cao chiếm hơn 80% tổng sản lượng. Sản lượng cây trồng khác như thanh long đạt hơn 210 nghìn tấn, chanh hơn 207.200 tấn, sầu riêng 3.500 tấn, mít 49.950 tấn, khóm 30.510 tấn, dừa 42,6 tấn, rau các loại 229.246 tấn.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và giết mổ tập trung. Phấn đấu năm 2025 sản lượng thịt hơi xuất chuồng 94.197 tấn, sản lượng sữa 35 nghìn tấn, sản lượng trứng 838 triệu quả, sản lượng yến 8 tấn/năm.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản. Phấn đấu năm 2025 tổng sản lượng thủy sản đạt 167.300 tấn, bao gồm thủy sản khai thác 6.600 tấn, thủy sản nuôi trồng 160.700 tấn, sản xuất giống thủy sản đạt 100 triệu con.

Ngoài ra, Long An cũng sẽ bảo vệ diện tích rừng và đẩy mạnh trồng rừng. Phấn đấu năm 2025 trồng vượt 1.335.000 cây phân tán các loại và 500ha rừng trồng lại sau khai thác.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.