| Hotline: 0983.970.780

Khói từ cháy rừng ở Mỹ gây ra 15.000 ca tử vong trong 15 năm

Thứ Sáu 09/05/2025 , 14:49 (GMT+7)

Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc với các hạt vật chất nhỏ từ các đám cháy rừng đã gây ra hàng nghìn ca tử vong hàng năm ở Mỹ.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Truyền thông thiên nhiên Trái đất & Môi trường chỉ ra rằng từ năm 2006-2020, cuộc khủng hoảng khí hậu đã gây ra khoảng 15.000 ca tử vong do tiếp xúc với các hạt vật chất nhỏ từ cháy rừng và gây thiệt hại khoảng 160 tỷ USD. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong hằn năm là từ 130-5.100 người, với mức cao nhất ở các bang như Oregon và California.

Cháy rừng ở Oakland, California, Mỹ. Ảnh: AFP.

Cháy rừng ở Oakland, California, Mỹ. Ảnh: AFP.

Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các trường hợp tử vong liên quan đến việc tiếp xúc với các hạt mịn, hay còn gọi là PM2.5 - mối lo ngại lớn từ khói cháy rừng.

Các hạt này có thể đi sâu vào phổi, gây ho và ngứa mắt khi tiếp xúc trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, chúng có thể khiến các vấn đề sức khỏe hiện có tồi tệ hơn và dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe mãn tính và gây tử vong. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người làm việc ngoài trời là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Viện Tác động Sức khỏe Hoa Kỳ ước tính chất ô nhiễm này đã gây ra 4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.

Đáng chú ý, có bằng chứng cho thấy PM2.5 từ khói cháy rừng độc hại hơn các nguồn ô nhiễm khác. Khi cháy rừng lan ra các thành phố, đốt cháy ô tô và các vật liệu chứa chất độc hại khác, nó làm gia tăng mối nguy hiểm.

Nhiều nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra - từ đốt than, dầu và khí đốt - với sự gia tăng các vụ cháy ở Bắc Mỹ. Sự nóng lên toàn cầu đang làm gia tăng hạn hán, đặc biệt là ở phía Tây và các kiểu thời tiết khắc nghiệt khác. Tình hình khô hạn cũng là yếu tố làm gia tăng các đám cháy rừng. Thảm thực vật và mùa khô kết hợp với nhiệt độ nóng hơn sẽ làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng và khói từ đám cháy.

Các tác giả của nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu mô hình và dữ liệu hiện có để đưa ra những phát hiện của họ. Trước hết, họ tìm hiểu về diện tích rừng bị cháy do khủng hoảng khí hậu. Họ thực hiện điều đó bằng cách phân tích các điều kiện khí hậu thực tế - ví dụ như nhiệt độ và mưa - khi cháy rừng bùng phát từ năm 2006-2020 và so sánh với kịch bản khác về thời tiết nếu không có khủng hoảng khí hậu.

Từ đó, nhóm nghiên cứu ước tính mức PM2.5 từ khói cháy rừng liên quan đến biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng cùng một phương pháp. Cuối cùng, kết hợp hiểu biết hiện tại về cách vật chất dạng hạt ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong dựa trên nghiên cứu đã công bố, họ ước lượng số ca tử vong liên quan đến PM2.5 do cháy rừng và tính toán ảnh hưởng của cháy rừng đến kinh tế.

Theo nghiên cứu, trong số 164.000 ca tử vong liên quan đến phơi nhiễm PM2.5 do cháy rừng từ năm 2006-2020, 10% là do khủng hoảng khí hậu. Tỷ lệ tử vong cao hơn từ 30-50% ở một số bang và quận phía Tây nước Mỹ.

Ông Nicholas Nassikas, tác giả nghiên cứu, bác sĩ và Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết các biện pháp quản lý đất đai như đốt theo quy định có thể làm giảm cháy rừng. Nhưng cuối cùng, nghiên cứu chỉ rõ rằng nếu không giảm lượng khí thải nhà kính, vấn đề tử vong do khói cháy rừng sẽ tồi tệ hơn.

"Nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức. Sau khi chúng ta hiểu được điều đó, chúng ta có thể triển khai những biện pháp can thiệp nào ở cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng và sau đó là ở cấp độ lớn hơn trên toàn quốc và trên toàn thế giới", ông Nassikas nhấn mạnh.

Tổng hợp từ Guardian

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Từ du lịch xanh đến đô thị xanh ở Ai Cập

Nằm giữa dãy núi Sinai và Biển Đỏ, Sharm El-Sheikh đã chuyển mình từ một làng chài yên tĩnh thành đô thị xanh bền vững cho ngành du lịch của Ai Cập.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.