| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục sản xuất bột gạo Sa Đéc

Thứ Tư 06/05/2020 , 09:17 (GMT+7)

Trong quý I năm 2020, do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19, sản lượng bột tại làng bột Sa Đéc (Đồng Tháp) sụt giảm khoảng từ 30 - 50%.

Anh Trúc Duy tận dụng hệ thống máy sấy bột cặn để sấy khô bột dự trữ chờ giá cả thị trường cải thiện hơn.

Anh Trúc Duy tận dụng hệ thống máy sấy bột cặn để sấy khô bột dự trữ chờ giá cả thị trường cải thiện hơn.

Nguyên nhân do thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Chính phủ về dãn cách xã hội, các quán xá, hàng hóa lưu thông bị ngưng trệ, sản phẩm bột gạo không có đầu ra khiến người làm bột đứng ngồi không yên.

Phần lớn các hộ trong làng bột sản xuất là hộ nhỏ lẻ, công nghệ theo hộ gia đình cho nên việc sản xuất sẽ ảnh hưởng, còn một số doanh nghiệp không ảnh hưởng là những doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín, đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu và cung cấp cho một số doanh nghiệp lớn như Sa Giang, mì Vifon… vẫn giữ vững sản lượng và có tăng vì đây là mặt hàng thiết yếu trong mùa dịch.

Trong suốt 3 tháng qua, hoạt động sản xuất bột gạo của gia đình anh Nguyễn Trúc Duy, ấp Phú An, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc bị ảnh hưởng nặng nề, năng suất giảm đến 50% so với trước đây, mỗi tuần chỉ sản xuất khoảng 3 đến 4 ngày, lượng nhân công cũng phải cắt giảm.

Khoảng nửa tháng trở lại đây, việc sản xuất bột có phần khởi sắc hơn, tuy nhiên giá cả nguyên liệu đầu vào là tấm, gạo lại tăng đến 1.500 đồng/kg khiến anh Duy gặp không ít khó khăn trong sản xuất.

Anh chia sẻ thêm: “Trước mắt thấy cũng còn ảm đạm lắm nhưng để coi tình hình học sinh đi học trở lại, tại vì mặt hàng của mình sản xuất cho những món quà ăn sáng là chủ lực. Nếu nhiều người ra đường, trường học đông học sinh, công nhân đi làm ăn sáng nhiều thì mặt hàng này bán mới chạy, giờ cũng ngồi chờ thôi”.

Hiện tại mỗi ngày anh Duy sử dụng 1,5 tấn gạo để sản xuất bột ướt và bột khô. Lượng bột ướt anh làm theo đơn đặt hàng của các thương lái quen. Ngoài ra, anh còn tận dụng hệ thống máy sấy bột cặn sử dụng năng lượng mặt trời của Sở Công thương hỗ trợ để sấy bột khô trữ lại trong nhà kho, chờ giá cả thị trường.

Ngoài một số hộ chủ động khôi phục sản xuất, làm cầm chừng để thăm dò thị trường thì vẫn còn những hộ không đủ điều kiện tạm ngưng sản xuất. Do đó cũng rất cần những định hướng, hỗ trợ của ngành chuyên môn để người làm bột ổn định tâm lý và sớm “bắt nhịp” lại hoạt động sản xuất.

Ông Nguyễn Quốc Chánh, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc cho biết thêm: “Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng Lao động, Phòng Tài chính – kế hoạch và Chi cục Thuế rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện theo Nghị định 41 về dãn thuế và giảm tiền thuê mặt bằng, thuê đất. Thứ hai là thực hiện Nghị quyết 42 về phân 7 đối tượng được hỗ trợ trong mùa Covid.

Sau khi hết dãn cách, tình hình khả quan hơn, vì hàng loạt chương trình hỗ trợ của Nhà nước đã xuống tới cơ sở. Bây giờ chỉ cần giảm dãn cách và bình thường trong lưu thông hàng hóa thì sản phẩm mình chẳng những không chựng lại mà đó là cơ hội để phát triển làng bột”.

Sau dịch tả heo châu Phi, làng bột Sa Đéc đã và đang đối diện với một thách thức lớn từ dịch bệnh Covid-19. Trong gian khó, người làm bột Sa Đéc vẫn cố gắng bám trụ, từng bước khôi phục duy trì và phát huy làng nghề. Đây là một bước ngoặt lớn để người làm bột Sa Đéc tìm ra hướng đi mới, chủ động biến những nguy hiểm thành cơ hội để gìn giữ và phát triển thương hiệu bột gạo Sa Đéc.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Tinh thần sống xanh hiện diện tại HCMC FOODEX 2025

TPHCM Triển lãm Quốc tế FOODEX 2025 tiếp tục là sân chơi kết nối các xu hướng ẩm thực xanh, sạch, trong đó có các sản phẩm hữu cơ đến từ Úc.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.