Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 5/5/2025 21:50 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Huyện vùng cao khấm khá nhờ cây hồi

Thứ Sáu 13/08/2021 , 15:10 (GMT+7)

CAO BẰNG Hồi là cây trồng chủ lực của huyện Thạch An, nhiều hộ thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Cây hồi đang được huyện Thạch An khuyến khích mở rộng.

Gia đình ông Đinh Văn Hợi, xóm Bản Muồn, xã Vân Trình (Thạch An, Cao Bằng) nhiều năm nay đã chuyển đổi diện tích đất đồi của gia đình sang trồng hồi. Từ vài nghìn m2, đến nay gia đình ông trồng hơn 3 ha hồi.

Ông Hợi chia sẻ: Năm nay hoa hồi được mùa, được giá ổn định hơn so với mọi năm. Gia đình dự kiến thu khoảng 6 - 7 tấn hồi, thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Nhờ trồng hồi, gia đình có kinh tế khá ổn định so với trồng các loại cây trồng khác.

Năm nay, hồi được mùa, được giá, bà con rất phấn khởi. Ảnh: TN.

Năm nay, hồi được mùa, được giá, bà con rất phấn khởi. Ảnh: TN.

Xã Vân Trình là địa phương trồng nhiều hồi nhất huyện Thạch An, tập trung tại các xóm Bản Cắn, Bản Muồng, Lũng Mằn... Thông qua các dự án, chương trình 135, 30a hỗ trợ cây giống, người dân có điều kiện mở rộng diện tích trồng hồi qua từng năm.

Bà Nông Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Vân Trình thông tin: Hiện nay, xã có 467 cây hồi, trong đó gần 400 ha cho thu hoạch, sản lượng năm nay ước đạt hơn 1.300 tấn, tổng thu từ cây hồi năm nay ước đạt hơn 40 tỷ đồng. Thời gian tới, xã vẫn tiếp tục vận động người dân chuyển đổi diện tích các loại cây lâm nghiệm kém hiệu quả khác sang trồng hồi để tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Mấy năm gần đây, việc tiêu thụ hoa hồi ở huyện Thạch An diễn ra thuận lợi, người dân thu hoạch đến đâu tư thương thu mua hết đến đó. Vào vụ thu hoạch, cứ trước ngày chợ phiên người dân sẽ hái hoa hồi. Tại các chợ phiên, nhất là chợ huyện Thạch An, hoạt động thu mua hoa hồi diễn ra sôi động từ đầu tháng 7.

Việc tiêu thụ hoa hồi rất thuận lợi do thị trường khá ổn định, nhu cầu ngày càng cao. Ảnh: TN.

Việc tiêu thụ hoa hồi rất thuận lợi do thị trường khá ổn định, nhu cầu ngày càng cao. Ảnh: TN.

Ngoài các điểm thu mua chính, tại trục đường liên xã, xóm đều có tư thương thu mua, người dân không phải mất công sức, chí phí vận chuyển đến nơi tiêu thụ như những năm trước đây nữa.

Trung bình mỗi phiên chợ huyện có trên 30 tư thương thu mua sản phẩm hoa hồi, phần lớn đến từ huyện Tràng Định (Lạng Sơn) và một số tư thương tại Thị trấn Đông Khê. Giá hoa hồi năm nay tương đối ổn định, đối với hoa hồi khô có giá 120 - 150 nghìn đồng/kg; giá hoa hồi tươi dao động từ 35.000 - 45.000 đồng/kg.

Nhận thấy hồi là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính quyền huyện Thạch An đưa cây hồi vào chiến lược phát triển kinh tế của huyện, định hướng trở thành cây trồng mũi nhọn giảm nghèo tại địa phương qua nhiều nhiệm kỳ Đảng bộ huyện.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Thạch An xây dựng chương trình trọng tâm về phát triển nông nghiệp hàng hóa với nhiều mục tiêu, giải pháp cụ thể. Bên cạnh một số cây trồng chủ lực đặc sản, đặc hữu của địa phương như lê vàng, thạch đen, cây hồi vẫn được xác định là cây trồng mũi nhọn. Huyện phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích trồng hồi tăng thêm 100 ha.

Người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng hồi bởi đây là cây lâm nghiệp cho thu nhập ổn định. Ảnh: TN.

Người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng hồi bởi đây là cây lâm nghiệp cho thu nhập ổn định. Ảnh: TN.

Ông Vũ Đức Thiện, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Thạch An cho biết: Hiện nay, huyện Thạch An có 2.560 ha hồi; tập trung tại các xã Vân Trình, Đức Xuân, Lê Lai, Thụy Hùng, Đức Long, Quang Trọng, Thị trấn Đông Khê…

Sản lượng hồi thu hoạch hằng năm trung bình đạt 3.500 tấn. Mỗi năm, cây hồi đem lại tổng thu nhập hơn 100 tỷ đồng cho người dân. Từ trồng hồi, phần lớn các hộ dân có thu nhập trung bình từ 30 - 40 triệu đồng/năm, nhiều hộ thu nhập từ 100 triệu - hơn 200 triệu đồng/năm. 

Theo đánh giá, chất lượng hoa hồi năm nay tương đối tốt, người dân đã không còn tình trạng hái hoa hồi non dẫn đến giá trị kinh tế thấp. Sản phẩm hoa hồi được tư thương thu mua vận chuyển xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc hoặc một số tỉnh khác tiêu thụ. Năm nay, không có tình trạng ứ đọng hoa hồi, sản phẩm đều được thu mua hết và không bị ép giá. Vụ thu mua hoa hồi sẽ diễn ra đến hết tháng 8 này.

Xác định hồi là cây sản xuất hàng hóa chủ lực, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Thạch An đang tiếp tục vận động bà con chú trọng nhân rộng và phát triển cây hồi. Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ trồng hồi thực hiện tốt việc chăm sóc, nâng cao chất lượng hoa hồi. 

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Mãng cầu Bà Đen - sản vật trứ danh

Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt và quy trình sản xuất chuẩn, mãng cầu Bà Đen trở thành niềm tự hào của Tây Ninh, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, chất lượng cao.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.