| Hotline: 0983.970.780

Huyện Chợ Gạo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thứ Năm 13/03/2025 , 07:54 (GMT+7)

Tiền Giang Sau thời gian nỗ lực xây dựng, từng bước hoàn thiện các tiêu chí, huyện Chợ Gạo vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Chợ Gạo là một trong những địa phương có tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định ở tỉnh Tiền Giang. Mức thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng từ 61 triệu đồng/năm (năm 2020) lên 72,85 triệu đồng/người (năm 2024). Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của các xã còn 1,91%. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng lên hơn 11.290 tỷ đồng.

Qua gần 10 năm chuyển đổi sản xuất, đến nay huyện Chợ Gạo chỉ còn khoảng 130ha lúa, có 15.828 ha chuyển sang trồng các cây ăn trái chủ lực như thanh long, dừa, bưởi, rau màu. Đặc biệt, giá trị sản xuất bình quân trên thanh long là 600 triệu đồng/ha.

Công nhân làm việc tại vựa thu mua thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Công nhân làm việc tại vựa thu mua thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Năm 2020, huyện Chợ Gạo được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Trong giai đoạn 2021 - 2024, toàn huyện Chợ Gạo đã huy động được hơn 1.192 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó người dân đóng góp hơn 21,6 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Chợ Gạo có 10/18 xã được công nhận NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu, thị trấn Chợ Gạo đạt chuẩn đô thị văn minh, huyện đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao.

Với sự nỗ lực này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 454/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 công nhận huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh Tiền Giang hiện có 135/135 xã, 11/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm xây dựng NTM. Cùng với việc huyện Chợ Gạo vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, tỉnh Tiền Giang có 2/8 huyện NTM nâng cao.

Xem thêm
Ổn định chỗ ở gắn với chuyển đổi nghề cho dân vùng sạt lở

Trà Vinh Hơn 100 hộ dân ở vùng sạt lở không chỉ được hỗ trợ chỗ ở mà còn được tạo điều kiện chuyển đổi công việc để ổn định cuộc sống.

OCOP Tây Ninh kết tinh văn hóa bản địa, phát triển du lịch

Sản phẩm OCOP Tây Ninh kết tinh từ văn hóa bản địa, đang trở thành cầu nối giữa nông thôn và du lịch, góp phần làm giàu sinh kế, bảo tồn giá trị truyền thống.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất