| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Thứ Ba 19/03/2024 , 06:10 (GMT+7)

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nhiều hộ nông dân Hà Nội khấm khá nhờ nuôi bò. Ảnh: TL.

Nhiều hộ nông dân Hà Nội khấm khá nhờ nuôi bò. Ảnh: TL.

Về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, Sở NN-PTNT Hà Nội đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát, tổng hợp được 572 hộ đăng ký hỗ trợ bò sinh sản thuộc 12 huyện, thị xã. Đối tượng hỗ trợ gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong thời gian 36 tháng hiện đang sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo…

Về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 có 125 hộ đăng ký thuộc 11 xã của 4 huyện. Cụ thể, 56 hộ tham gia mô hình chăn nuôi bò sinh sản; 15 hộ tham gia mô hình chăn nuôi trâu sinh sản; 24 hộ tham gia mô hình nuôi lợn sinh sản; 2 hộ tham gia mô hình lợn thương phẩm; 17 hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thương phẩm; 17 hộ tham gia mô hình chăn nuôi dê.

Đối tượng hỗ trợ gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố hiện đang sản xuất nông nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ; doanh nghiệp, HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở danh sách đăng ký tham gia dự án, các doanh nghiệp, HTX nghiên cứu các điều kiện hỗ trợ, cơ chế, trách nhiệm khi thực hiện phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.

Xem thêm
Trưởng thôn trúng lớn nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhờ mạnh dạn tích tụ đất đai và chuyển đổi từ trồng luồng sang trồng cam, một trưởng thôn ở Thanh Hóa đã thu về 300 triệu đồng ngay trong vụ đầu tiên.

OCOP Tây Ninh kết tinh văn hóa bản địa, phát triển du lịch

Sản phẩm OCOP Tây Ninh kết tinh từ văn hóa bản địa, đang trở thành cầu nối giữa nông thôn và du lịch, góp phần làm giàu sinh kế, bảo tồn giá trị truyền thống.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất