| Hotline: 0983.970.780

Vùng cao Nghệ An trông chờ dự án 9 lan tỏa hơn nữa

Thứ Sáu 27/12/2024 , 08:41 (GMT+7)

Dự án 9 'Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn' đã có kết quả nhưng đồng bào trông chờ nhiều hơn thế.

Đồng bào vùng cao Nghệ An kỳ vọng dự án 9 sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa trong năm 2025. Ảnh: An Nhiên. 

Đồng bào vùng cao Nghệ An kỳ vọng dự án 9 sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa trong năm 2025. Ảnh: An Nhiên. 

Đến năm 2024 Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã vận hành trơn tru hơn tại địa bàn Nghệ An. Dù vậy một số dự án, tiểu dự án chưa đạt tiến độ như kỳ vọng do quy định hiện hành… chưa thông.

Lấy diễn biến Dự án 9 “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” tại huyện Quế Phong làm ví dụ. Thực hiện Tiểu dự án 2 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù”, địa phương được phân bổ kinh phí hơn 720 triệu đồng.

 Kế hoạch sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông; tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh... Tuy nhiên, trên thực tế huyện mới tổ chức cho 38 người đi học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh, kinh phí thực hiện dừng lại ở mức 274 triệu đồng.

Trong khi đó Tiểu dự án 1 về “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù” được giao vốn là 3.634 triệu đồng, trong đó vốn kéo dài là 3.634 triệu đồng, năm 2024 là 0 đồng.

Lúc này huyện Quế Phong đang tạm dừng triển khai thực hiện theo Công văn số 1017/UBDT-DTTS ngày 21/6/2023 của Ủy ban dân tộc để chờ hướng dẫn mới.

Xem thêm
Trưởng thôn trúng lớn nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhờ mạnh dạn tích tụ đất đai và chuyển đổi từ trồng luồng sang trồng cam, một trưởng thôn ở Thanh Hóa đã thu về 300 triệu đồng ngay trong vụ đầu tiên.

OCOP Tây Ninh kết tinh văn hóa bản địa, phát triển du lịch

Sản phẩm OCOP Tây Ninh kết tinh từ văn hóa bản địa, đang trở thành cầu nối giữa nông thôn và du lịch, góp phần làm giàu sinh kế, bảo tồn giá trị truyền thống.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất