| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang nâng cao hiệu quả sản xuất từ những công trình cấp bách

Thứ Tư 28/07/2021 , 13:36 (GMT+7)

Những công trình cấp bách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, phòng chống thiên tại, thích ứng với biến đổi khí hậu.  

Tập trung cho công trình cấp bách

Triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hậu Giang đã ưu tiên đầu tư nhiều dự án, công trình cấp bách phòng chống sạt lở, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, hồ chứa đa mục tiêu phục vụ phòng, chống thiên tai. Cụ thể, đến nay đã có 16 công trình trọng điểm được tỉnh đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ đời sống dân sinh trên địa bàn.

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã ưu tiên đầu tư nhiều công trình, dự án cấp bách, trong đó có 16 công trình trọng điểm đã được đầu tư phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã ưu tiên đầu tư nhiều công trình, dự án cấp bách, trong đó có 16 công trình trọng điểm đã được đầu tư phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Qua quá trình thực hiện, hầu hết các cấp, các ngành đều có sự chuyển biến tích cực, tính thích ứng và hiệu quả được nâng lên rõ rệt.  Lĩnh vực công thương có kết quả nổi bật trong việc thực hiện đề án quản lý và truy suất nguồn gốc sản phẩm nông, thủy sản, góp phần tạo dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sở Tài nguyên - Môi trường rà soát nhu cầu đầu tư và hoàn thiện hạ tầng quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, quan trắc theo dõi diễn biến nguồn nước, chất lượng nước phục vụ nhu cầu sản xuất và cấp nước sinh hoạt.

Ngành nông nghiệp đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, việc hợp tác liên kết sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa nông sản được thúc đẩy. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật được phát triển trong dân, xuất hiện một số sản phẩm nông nghiệp có tính sáng tạo, cao nâng giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nhà nông.

Triển khai các giải pháp trọng tâm đẩy mạnh triển khai hiệu quả Nghị quyết 120/NQ-CP trong thời gian tới, mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, đảm bảo tính liên kết, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình hợp lý. Trước mắt ưu tiên đầu tư các công trình cấp bách, các công trình có tính chất động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Chú trọng và chủ yếu thực hiện các giải pháp phi công trình, đồng thời thực hiện tốt các giải pháp công trình.

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi sản xuất 

Việc đầu tư các dự án, công trình cấp bách, đã giúp nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo điều kiện chuyển đổi sản xuất hiệu quả. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã tập trung vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa manh mún nhỏ lẻ, sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây ăn trái và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Từ đó, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp, gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo, giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng có giá trị thương mại thấp. Đến nay, đã chuyển đổi diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm như: dưa hấu, bắp, rau ăn lá, rau ăn quả các loại… được 486 ha. Chuyển đổi 2.528 ha sang cây lâu năm như: bưởi, chanh không hạt, mít, mãng cầu, xoài, nhãn.

Nông dân Hậu Giang chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa, cho thu nhập cao hơn từ 68-325 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân Hậu Giang chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa, cho thu nhập cao hơn từ 68-325 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Hậu Giang, các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang cây trồng khác đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa. Thu nhập cao hơn từ 68-325 triệu đồng/ha/năm khi chuyển sang các loại cây trồng khác.

Ngoài ra, việc chuyển đổi còn giúp ngăn ngừa sự lây lan, lưu tồn của sinh vật gây hại trong đất đồng thời thay đổi phương thức làm đất và sử dụng phân bón giúp cải tạo đất hiệu quả hơn. Môi trường canh tác được cải thiện do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Canh tác theo hướng an toàn, giảm phát thải khí nhà kính, giúp tiết kiệm nước so với trồng lúa và nhiều lợi ích thiết thực khác.

Để Nghị quyết 120/NQ-CP đi vào cuộc sống, UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, các huyện, thị xã xã, thành phố trong tỉnh quán triệt, triển khai tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của Nghị quyết. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, phổ biến trong cộng đồng.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.