| Hotline: 0983.970.780

Góp ý hoàn thiện chiến lược phát triển thủy sản 10 năm tới

Thứ Hai 26/10/2020 , 15:37 (GMT+7)

Kinh tế thủy sản đóng góp 30% GDP nông nghiệp. Tổng sản lượng sản xuất trong nước 10 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 18-20 tỷ USD.

Bộ NN-PTNT rất cầu thị để hoàn thiện chiến lược

Sáng 26/10, tại Cần Thơ, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Dự thảo này đang trong quá trình tiếp thu các ý kiến đóng góp và đây là lần thứ 4. Bản dự thảo này gồm 7 phần, trong đó có 3 quan điểm rất cụ thể. 

Nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một là, phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn hiệu quả. Hai là, phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Ba là, thu hút nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản với phương thức kết hợp công - tư hiệu quả.

Theo ông Luân, sau khi lấy ý kiến đóng góp xong và tiếp thu chỉnh sửa, Bộ NN-PTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng: Việc xây dựng chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là cơ sở để tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị.

Theo ông Dũng, hiện nay ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản ĐBSCL luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể như trình độ công nghệ, kỹ thuật hạn chế, cơ sở hạ tầng thủy sản thiếu đồng bộ, thiếu hụt vốn đầu tư và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. 

Địa phương cần chiến lược tổng thể và phải cụ thể

Đóng góp cho dự thảo triển lược này, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho rằng: Dự thảo quan điểm, mục tiêu đơn vị tư vấn đưa ra chúng tôi đồng tình, nhưng cần phải soạn thảo, khái quát cho sát sườn hơn. Chiến lược lần này xây dựng tương đối chi tiết, nhưng giải pháp chưa rõ nét lắm. Đồng thời, nên bổ sung thêm đề án tín dụng trong phát triển thủy sản và bổ sung thêm đề án quản lý vùng nuôi. Chiến lược hạ tầng phục vụ cho vùng nuôi tôm làm sao có hiệu quả.

Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 10 triệu tấn trong 10 năm tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 10 triệu tấn trong 10 năm tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang: Chiến lược phát triển trong thời gian tới cần quan tâm đến chính sách để chuyển đổi nghề khai thác gần bờ của ngư dân qua nuôi trồng hay làm dịch vụ. Kiên Giang đã có đề án nuôi biển đến năm 2030 đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Tỉnh sẽ sắp xếp, cơ cấu lại tàu thuyền và cơ cấu lại vùng khai thác. Kiên Giang sẽ là một trong những vùng trọng điểm để phát triển nuôi biển. Theo đó, Bộ NN-PTNT cần có chiến lược phát triển chung cho các địa phương. 

Lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cũng băn khoăn đến vấn đề chuyển đổi tàu đánh bắt ven bờ giống như Kiên Giang. Tái tạo nguồn lợi thủy sản hiện nay làm tốt nhưng bảo vệ chưa được tốt lắm. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản nội đồng ở Trà Vinh hiện chủ yếu là tôm càng xanh xen canh lúa nhưng cũng chỉ tiêu thụ nội địa. Nếu có điều kiện xuất khẩu tốt thì người dân sẽ phát triển rất nhanh vì gần như nuôi được quanh năm. Vấn đề này ông Luân cho rằng: Tới đây sẽ có đề án để phát triển mạnh nuôi tôm càng xanh. 

Ngành thủy sản An Giang đưa ra đề nghị: Cần có đề án phát triển nuôi thủy sản nội địa tiềm năng xuất khẩu như lươn, ếch... để các tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch. Đồng thời, đánh giá lại việc định hướng nuôi cá rô phi. Trong thời gian tới Tổng cục Thủy sản phải có định hướng phát triển, hiện nay đối tượng này chưa thực sự hiệu quả. Riêng cá tra, tiếp tục thực hiện đề án phát triển cá tra 3 cấp. An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong cung cấp giống ca tra giai đoạn 2021-2025. Từ ý kiến này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, nuôi thủy sản nội địa hiện nay rất mờ, nên tổ tư vấn cần chú ý đến chiến lược phát triển thủy sản nội địa.

Cũng như An Giang, Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang đề nghị bổ sung đề án phát triển thủy đặc sản nước ngọt. Hậu Giang là tỉnh nội đồng, hiện nay nuôi lươn đồng đạt hiệu quả kinh tế cao, sản lượng đạt gần 1.000 tấn. Vấn đề trăn trở là đầu ra sản phẩm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị đã có những ý kiến đóng góp rất sâu sắc, sát thực cho chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Với tinh thần thực sự cầu tiến, Bộ NN-PTNT nghiêm túc tiếp thu để xây dựng chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã cuối tháng 10 rồi đòi hỏi tháng 11 phải xong chiến lược này nên phải rất nỗ lực. Chúng ta phải dành thời gian thỏa đáng mới ra được một chiến lược bài bản và đi vào cuộc sống.

(Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến)

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

Kinh tế thủy sản đóng góp 30% GDP khối nông - lâm - ngư nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 10 triệu tấn. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản 70-75%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỷ USD. Giải quyết việc làm cho 3,5 triệu lao động. 100% cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất