| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp quyết tâm tạo nhiều đột phá mới cho ngành nông nghiệp

Thứ Tư 15/03/2023 , 20:26 (GMT+7)

Đồng Tháp Đồng Tháp, ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2023 đạt 15.614 tỷ đồng, tăng 4,13% so cùng (tương ứng tăng 618 tỷ đồng).

Năm 2023 Đồng Tháp sẽ có nhiều cách làm hay, sáng tạo đưa ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2023 Đồng Tháp sẽ có nhiều cách làm hay, sáng tạo đưa ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm 2023 Đồng Tháp sẽ có nhiều đột phá trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt chú trọng phát triển giống cây trồng, vật nuôi, đăng ký mã số vùng trồng. Đánh giá dư địa, tham mưu phát triển ngành chăn nuôi, lựa chọn giống phù hợp, gắn với nhu cầu thị trường. Cùng với đó, tham mưu chính sách để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cải tạo đất để phát triển nông nghiệp bền vững, trong các chương trình, hoạt động của ngành cần quan tâm và gắn kết với Hội quán, Tổ khuyến nông cộng đồng…

Về truy xuất nguồn gốc cần tập trung cho ngành hàng chủ lực, đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng nuôi thủy sản, cũng như tăng cường quản lý, kiểm soát bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này. Trong đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Khẩn trương đề xuất chương trình hợp tác với Hiệp hội Hợp tác kinh doanh Nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam để phát triển ngành hàng hoa kiểng, nhất là có giống hoa mới để chuẩn bị cho Festival và tổ chức Lễ hội Xoài cấp tỉnh năm 2023.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2023 đạt 15.614 tỷ đồng, tăng 4,13% so cùng (tương ứng tăng 618 tỷ đồng) và chiếm 31,8% kế hoạch năm. Ước giá trị tăng thêm đạt 6.973 tỷ đồng, tăng 4,42% so cùng kỳ (tương ứng tăng 295 tỷ đồng), vượt mục tiêu kế hoạch quý I tăng 4,1%.

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp xác định một số nhiệm vụ đột phá của ngành trong năm 2023 như: Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuẩn hóa từ giống, quy trình canh tác, nuôi trồng; quy trình thu hoạch và sau thu hoạch; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết, thị trường, sản xuất an toàn, tăng tỷ lệ sản phẩm bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho người sản xuất.                                                                

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất