| Hotline: 0983.970.780

Đôn đốc việc hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Thứ Tư 24/06/2020 , 08:59 (GMT+7)

Theo Bộ LĐ-TBXH, việc hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại một số địa phương vẫn còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức.

Việc hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại một số địa phương vẫn còn chậm trễ. Ảnh: Mai Chiến.

Việc hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại một số địa phương vẫn còn chậm trễ. Ảnh: Mai Chiến.

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TBXH) đánh giá bên cạnh hầu hết các địa phương đã hoàn thành chi trả kinh phí hỗ trợ cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, hiện nay, một số địa phương vẫn còn chậm trễ trong công tác triển khai việc hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh và doanh nghiệp theo quy định tại Nghị quyết 42 và Quyết định 15.

Các chính sách chưa được quan tâm đúng mức, số người được hỗ trợ chưa nhiều, số hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động được phê duyệt còn ít, đặc biệt là hồ sơ đề nghị vay vốn để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động.

Để đảm bảo hoàn thành việc thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15 trong cả nước theo đúng tiến độ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tập trung cao độ triển khai để cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ các đối tượng trong tháng 6 năm 2020.

Đẩy mạnh triển khai công tác chi trả tiền hỗ trợngười lao động trong danh sách đã được rà soát, phê duyệt theo đúng quy định, nhất là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục nhanh chóng, đúng quy định, nhất là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tác động việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15, gửi báo cáo về Bộ LĐ-TBXH để tổng hợp.

  • Tags:
Xem thêm
Hơn 80 nông sản Hoa Kỳ sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Việt

Từ 23/7 đến 6/8, người tiêu dùng Việt có thể trải nghiệm mua sắm kết hợp khám phá ẩm thực Mỹ độc đáo ở siêu thị MM Mega Market Thăng Long.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất