| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp Việt đứng thứ 2 thế giới về thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Thứ Năm 28/03/2024 , 10:13 (GMT+7)

Viettel được Brand Finance xếp hạng thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều tên tuổi lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ảrập Xêút).

Chỉ số BSI của Tập đoàn Viettel đạt 89,4/100, xếp hạng AAA - mức cao nhất trong các năm và tăng 4,2 điểm so với năm 2023.

Chỉ số BSI của Tập đoàn Viettel đạt 89,4/100, xếp hạng AAA - mức cao nhất trong các năm và tăng 4,2 điểm so với năm 2023.

Tập đoàn Viettel hiện có giá trị thương hiệu gần 9 tỷ USD, tiếp tục trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á.

Chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index - BSI) được xác định dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá các thuộc tính bao gồm cảm nghĩ của khách hàng về thương hiệu (nhận thức, yêu mến…) và hành vi của khách hàng với thương hiệu (sử dụng các sản phẩm dịch vụ, sẵn sàng giới thiệu đến người khác, sẵn sàng trả giá cao…).

Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị thương hiệu xấp xỉ 9 tỷ USD của Tập đoàn Viettel, giữ vững ngôi vị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á, xếp thứ 9 tại châu Á và thăng một hạng trên thế giới lên bậc 16.

Giải thích lý do cho sự gia tăng vượt bậc về chỉ số BSI của Viettel, ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương nhận định: "Điều này đến từ những cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Viettel trong việc chuyển đổi số và phát triển bền vững, giúp gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng về sự đổi mới sáng tạo, các chỉ số môi trường và cộng đồng tại thị trường Việt Nam".

Đầu tư thương hiệu đại diện cho tất cả đòn bẩy mà một doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động đến giá trị thương hiệu. Ở khía cạnh này, các chuyên gia của Brand Finance đánh giá Viettel liên tục trở thành thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam nhờ mở rộng thành công ra thị trường quốc tế.

Theo Alex Haigh, Tập đoàn Viettel đã thành lập các chi nhánh tại nhiều quốc gia. Điều này làm nổi bật khả năng của tập đoàn trong việc thích ứng với các thị trường đa dạng, tận dụng năng lực chuyên môn và tạo ra giá trị trên quy mô toàn cầu.

"Thành công của đơn vị ở nước ngoài đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và mở đường cho các doanh nghiệp khác khám phá, thành công trên nhiều thị trường mới tiềm năng", ông Alex Haigh nói.

Hiện Tập đoàn Viettel duy trì vị thế là nhà cung cấp hệ sinh thái số toàn diện nhất hiện nay với 6 lĩnh vực nền tảng: hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao. Các giải pháp, dịch vụ số của Viettel giữ thị phần số 1 trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính quyền cấp tỉnh, đồng thời là lực lượng nòng cốt đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam.

Ngoài ra, năm 2023, Tập đoàn Viettel thực hiện xây dựng báo cáo Phát triển bền vững với chủ đề "Technology with heart - Công nghệ từ trái tim", tập trung vào 6 lĩnh vực trọng yếu là Nguồn nhân lực chất lượng cao, Kiến tạo xã hội số, An toàn thông tin, Biến đổi khí hậu/Giảm phát thải khí nhà kính, Trung tâm dữ liệu xanh thông minh, Quản trị minh bạch và trách nhiệm.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.