| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư xanh từ khu vực tư nhân Việt Nam đạt 161 triệu USD năm 2024

Thứ Tư 07/05/2025 , 15:14 (GMT+7)

Năm 2024, đầu tư xanh từ khu vực tư nhân tại Việt Nam đạt 161 triệu USD chiếm khoảng 2% tổng đầu tư của nhóm SEA-6 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).

Đầu tư xanh trong khu vực tăng hơn 43%, đạt 8 tỷ USD

Báo cáo nền Kinh tế Xanh Đông Nam Á do Bain & Company, GenZero, Google, Standard Chartered và Temasek phối hợp thực hiện, vừa được công bố ngày 6/5/2025. Báo cáo giới thiệu một phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tác động trong khu vực. 

Theo báo cáo, đầu tư xanh của tư nhân trong nhóm SEA-6 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đạt 8 tỷ USD năm ngoái, tăng 43% so với 2023.

Singapore và Malaysia dẫn đầu về thu hút vốn tư nhân cho đầu tư xanh, lần lượt đạt 2,68 và 2,3 tỷ USD, tăng đến 194% và 124% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam cùng với Indonesia, Philippines, Thái Lan chứng kiến dòng vốn suy giảm ở mức hai con số.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao nhất trong khu vực SEA-6, đạt 43%. Ảnh: Báo cáo nền Kinh tế Xanh Đông Nam Á.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao nhất trong khu vực SEA-6, đạt 43%. Ảnh: Báo cáo nền Kinh tế Xanh Đông Nam Á.

Đáng chú ý, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao nhất trong khu vực SEA-6, đạt 43%.

Tại Việt Nam, đầu tư xanh từ khu vực tư nhân năm qua chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị. Dòng vốn xanh chuyển dịch từ năng lượng mặt trời năm 2023 sang giao thông vận tải và điện gió, với tổng cộng 4 thương vụ được ghi nhận. Tuy nhiên, so với 2023, quy mô đầu tư đã giảm 19%.

Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy các kế hoạch quốc gia như Quy hoạch Điện VIII, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, đồng thời mở rộng hạ tầng lưới điện và triển khai khoảng 3.000 trạm sạc xe điện, theo báo cáo.

Theo báo cáo, Đông Nam Á chiếm 7,5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và dễ bị tổn thương do chưa thể kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải. Vì vậy, các chính phủ cần có biện pháp can thiệp khẩn cấp để thay đổi quỹ đạo này và đạt được mục tiêu.

Tập trung các giải pháp tăng trưởng xanh, giảm phát thải carbon

Bà Franziska Zimmermann, Giám đốc điều hành về phát triển bền vững của Temasek lưu ý, chỉ còn 5 năm nữa là đến 2030, cánh cửa hành động để tránh những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang nhanh chóng khép lại. Vì vậy, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ và tập trung vào các giải pháp thực tiễn có tác động trong ngắn hạn.

Các chuyên gia cho rằng, Đông Nam Á cần đẩy nhanh phát triển nông nghiệp bền vững, lưới điện thế hệ mới và hệ sinh thái xe điện (EV). Nông nghiệp tạo ra 25-30% việc làm nhờ các ngành dầu cọ, cao su, gạo nhưng cũng góp phần gây ra 30% lượng phát thải và mất rừng, do những rào cản như sản xuất manh mún, hạ tầng yếu, pháp lý phức tạp và thị trường carbon sơ khai. Giải pháp bền vững cho ngành này là nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy nhiên liệu sinh học, cải cách quyền sử dụng đất và chuỗi cung ứng.

Về năng lượng, báo cáo khuyến nghị các nước ASEAN mở rộng, hiện đại hóa lưới điện nội địa và tăng kết nối xuyên biên giới.

Giao thông đường bộ là nguồn phát thải lớn, nhưng tỷ lệ xe điện tại Đông Nam Á còn thấp. Do đó, khu vực cần chiến lược kép gồm tăng nhu cầu và mở rộng sản xuất xe điện nội địa để duy trì lợi thế sản xuất và giảm phát thải. Đồng thời, các nước cũng cần hợp tác khu vực phát triển chuỗi cung ứng pin, xe điện, hạ tầng sạc, tận dụng tài nguyên sẵn có.

30-1640305010-anh-2-145002_651

Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy các kế hoạch quốc gia như Quy hoạch Điện VIII, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia... đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Ảnh: minh họa.

Bên cạnh đó, Đông Nam Á có nguy cơ thiếu hơn 50 tỷ USD vốn xanh và thách thức có thể gia tăng trong bối cảnh bất ổn vĩ mô. Do đó, việc thúc đẩy chính sách thuận lợi, phát triển nhân lực và hợp tác công-tư là then chốt. Các nước khu vực ASEAN cũng cần phát triển giải pháp hỗ trợ về tài chính khí hậu và chuyển dịch năng lượng, thị trường carbon và trí tuệ nhân tạo xanh (Green AI).

Quan trọng hơn, ASEAN cần bảo đảm mức giá năng lượng hấp dẫn để thu hút đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo, cũng như cơ chế tuân thủ, hệ thống đăng ký và sàn giao dịch minh bạch để củng cố niềm tin vào thị trường tín chỉ carbon.

Xem thêm
Thị trường nông sản Việt đa kênh, đa hướng: [Bài 1] Thế trận toàn cầu

Năm 2024, nông, lâm, thủy sản lập kỷ lục xuất khẩu với 62,5 tỷ USD, tăng trưởng toàn diện ở nhiều thị trường, mở rộng cơ hội và khẳng định vị thế toàn cầu.

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho 100% người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

KHÁNH HÒA Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 100% người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp 311 người quay lại thị trường lao động.

Mavin Foods giành 2 giải thưởng xuất sắc tại Triển lãm Quốc tế ngành thịt

Tại Triển lãm Quốc tế ngành thịt (IFFA DFV) ở Frankfurt (Đức), Mavin Foods xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc ở Giải thưởng Sản phẩm thịt toàn cầu 2025.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.