| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội cho mật ong Việt Nam khi sản lượng ở châu Âu giảm mạnh

Thứ Hai 12/04/2021 , 10:45 (GMT+7)

Sản lượng mật ong ở châu Âu giảm rất mạnh trong năm qua do thời tiết khắc nghiệt đang tạo ra cơ hội không nhỏ cho mật ong Việt Nam.

Sản lượng mật ong ở châu Âu giảm mạnh trong năm 2020. Ảnh: TL.

Sản lượng mật ong ở châu Âu giảm mạnh trong năm 2020. Ảnh: TL.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), sản lượng mật ong tại EU giảm trong những năm gần đây do những biến động của thời tiết.

Năm 2020, thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho sản lượng mật ong ở nhiều nước Đông và Nam Âu (những khu vực sản xuất mật ong chính của châu Âu) bị giảm mạnh. Chẳng hạn, tại Ý và Bồ Đào Nha, sản lượng mật ong ước giảm tới 70-80%.

Tính chung trên toàn châu Âu, sản lượng mật ong trong năm qua giảm tới 40% so với năm 2019. EU hiện đang là nhà sản xuất mật ong lớn thứ 2 thế giới, nên mức giảm này sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung.

Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu mật ong tại EU rất lớn, đặc biệt là những sản phẩm làm từ mật ong như keo ong và sữa ong chúa … EU hiện là thị trường nhập khẩu mật ong lớn nhất thế giới.

Do đó, sản lượng mật ong giảm mạnh ở EU là cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mật ong sang thị trường này, nhất là khi Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực.

Năm 2020, giá trị xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt hơn 71 triệu USD, với thị trường chủ lực là Mỹ. EU là thị trường lớn thứ 2 của mật ong Việt Nam.

Xem thêm
Đảng bộ Cục Việc làm tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025–2030

Đảng bộ Cục Việc làm tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030, định hướng xây dựng thể chế, hiện đại hóa thị trường lao động và bảo đảm an sinh.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Tại Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu 'mang chuông đi đánh xứ người'.

Bộ Tài chính chốt bàn giao tài sản công cấp huyện trong tháng 6

Việc bàn giao trụ sở, hồ sơ... sau sáp nhập đơn vị hành chính đang bước vào giai đoạn nước rút, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất