Trung tướng Phạm Tuân phát biểu tại Lễ ra mắt ấn phẩm "Chuyến du hành vũ trụ lịch sử”. Ảnh: Phạm Hiếu.
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 70 năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga (1950 – 2020), 40 năm chuyến bay vào vũ trụ của phi hành đoàn Việt - Nga trên con tàu Liên hợp 37 (23/7/1980 – 23/7/2020) và trong không khí của những ngày kỷ niệm 60 năm chuyến bay vào vũ trụ của nhà du hành Yuri Gagarin (12/4/1961 – 12/4/2021), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ Việt Nam) cùng Trung tâm Khoa học & Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin và Lễ ra mắt ấn phẩm lưu trữ “Chuyến du hành vũ trụ lịch sử”.
Phát biểu tại chương trình, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, cho biết từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, Việt Nam và Liên Xô đã triển khai ký kết hàng loạt các văn bản, hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, quân sự, trong đó có lĩnh vực về hàng không, vũ trụ.
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng đề cao mối quan hệ 2 nước Việt - Nga. Ảnh: Phạm Hiếu.
“Từ đó, dẫn tới sự kiện lịch sử năm 1980 với việc nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam - Phạm Tuân bay vào không gian vũ trụ cùng với người bạn đồng hành Liên Xô Gorbatko. Chuyến bay trên con tàu “Liên hợp - 37” do Nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.V. Gorbatko và Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân thực hiện đã thành công, kết thúc trở về trái đất an toàn”, ông Đặng Thanh Tùng nói.
Lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng thông tin ấn phẩm tài liệu lưu trữ về chuyến du hành vũ trụ của Tàu liên hợp 37 “Chuyến du hành vũ trụ lịch sử” có bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Hợp tác nghiên cứu vũ trụ. Công tác chuẩn bị và quá trình huấn luyện trước chuyến bay năm 1980.
Phần 2: Khởi hành và hoạt động.
Phần 3: Trở về Trái đất.
Ấn phẩm lưu trữ “Chuyến du hành vũ trụ lịch sử”. Ảnh: Phạm Hiếu.
Chia sẻ tại chương trình, Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam, Trung tướng Phạm Tuân khẳng định trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vì mục đích hòa bình, Liên Xô là đất nước đi đầu.
“Đối với Việt Nam chúng ta, đất nước Liên Xô cũng rất tình nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ vĩ đại, Liên Xô đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện từ vũ khí, trang bị kĩ thuật đến con người và cả việc huấn luyện đội ngũ cán bộ cho chúng ta, từ đó Việt Nam mới có thể dành được chiến thắng vẻ vang. Không ít chiến sĩ quân đội Xô viết đã hy sinh trên đất nước Việt Nam cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Việt Nam không bao giờ quên những tình cảm và công lao to lớn đó”, Trung tướng Phạm Tuân bày tỏ.
Trung tướng Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947, là phi công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ.
Năm 1977, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô). Sau đó ông được chọn vào đội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1/4/1979.
Phạm Tuân, cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vasilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23/7/1980 và trở về Trái Đất ngày 31/7 trên tàu Soyuz 36. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.
Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm khoa học về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm khoa học cây trồng trên bèo hoa dâu và chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất. Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút và đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP.HCM thành công là minh chứng cho thấy Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng được cộng đồng Phật giáo quốc tế đánh giá cao.
Thế sự có đổi thay, biến động đến bao nhiêu thì nhân loại vẫn không thể nào quên được những hy sinh và công lao to lớn của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống Chủ nghĩa phát xít.
Một trong những bài thơ về Chiến thắng Điện Biên Phủ ra đời sớm nhất có lẽ là 'Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ' của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân số 184, ngày 12/5/1954 với bút danh CB.
Họa sĩ Nguyễn Thu Hương sau 15 năm vẽ lụa, tiếp tục phô diễn đam mê chất liệu này, bằng triển lãm cá nhân lần thứ 4 có tên gọi ‘Hương của lụa’ tại TP.HCM.
Nhiều tinh hoa văn hóa như cồng chiêng, di sản kiến trúc, tơ lụa Bảo Lộc, cà phê... sẽ hội tụ trong 'Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025' từ 16-18/5.
Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 diễn ra từ 26/4-7/5 với nhiều hoạt động đặc sắc như nghi lễ dâng hương; hoạt động văn hóa văn nghệ, rối nước, trò chơi dân gian...
KHÁNH HÒA Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển năm 2025 được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 7/6 - 9/7 với 36 sự kiện văn hóa, thể thao và nghệ thuật đặc sắc.