| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi trên 70 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Thứ Tư 03/11/2021 , 11:11 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, tại ĐBSCL có trên 70 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả được nông dân chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác mang lại hiệu quả cao.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích cây trồng, vật nuôi chuyển đổi trên đất lúa năm 2021 tại ĐBSCL ước đạt 70.927 ha. Việc chuyển đổi trên đất lúa giúp sử dụng nước tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Hệ số sử dụng đất tăng lên từ 1,5- 2,2 lần, tùy điều kiện của từng vùng. Trong đó, có trên 48.000 ha diện tích được chuyển đổi sang cây trồng hàng năm. Cây lâu năm gần 11.500 ha. Còn lại là nuôi trồng thuỷ sản.

Nông dân chuyển đổi đất ruộng sang trồng màu. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân chuyển đổi đất ruộng sang trồng màu. Ảnh: Minh Đảm.

Tại tỉnh Trà Vinh, trong 9 tháng năm 2021, nông dân đã chuyển đổi gần 1.890 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, vườn tạp, đất trồng mía sang các loại cây khác và nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập bình quân từ 120 – 300 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Trần Văn Đồng, Phó Phòng NN-PTNT huyện Trà Cú, qua 4 vụ liên tiếp thua lỗ vì giá mía thấp, người trồng mía của địa phương đã quyết định “buông tay” loại cây trồng này. Trước đây, toàn vùng nguyên liệu mía hơn 5.000 ha, hiện tại, còn lại chưa đến 1.500 ha. Điều phấn khởi là đến nay hơn 2.850ha diện tích chuyển đổi đều cho thu nhập ổn định và khá cao.

Như trường hợp của gia đình ông Thạch Chính, ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú. Giá mía quá thấp, gia đình ông dành 2.000m2 để trồng các loại cỏ làm nguồn thức ăn chăn nuôi 4 con bò cái sinh sản. Ông Thạch Chính cho hay: Từ đầu năm đến nay, đàn bò lần lượt sinh sản được 4 bò con. Dự tính đến cuối năm nay, tiền bán bò con cũng được ít nhất 60 triệu đồng. So ra thu nhập gấp 5 lần trồng mía.

Nhìn chung, cải tạo vườn kém hiệu quả thành vườn chuyên canh và lên liếp lập vườn mới trên đất trồng lúa, màu kém hiệu quả là đúng với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt, việc chuyển đổi cây trồng hiện nay tại ĐBSCL còn có nhiều điểm hạn chế. Cụ thể như, vùng chuyển đổi còn mang tính tự phát, chưa phù hợp với kế hoạch chung, chưa có nhà máy chế biến và chưa có nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Đối với việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái ở ĐBSCL, Cục Trồng trọt cũng lưu ý ngành chức năng địa phương và nhà nông nên quan tâm kỹ thuật canh tác, tổ chức sản xuất theo quy hoạch. Đặc biệt là nên có liên kết với doanh nghiệp bao tiêu, cơ sở hạ tầng cần được đáp ứng…

Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Ảnh: Minh Đảm.

Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Hiện nay, việc chuyển đổi cây trồng cần được đánh giá tổng quan hơn. Trước hết, nhằm mục đích thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết, hệ thống công trình.

Thứ hai, đất đai tập quán canh tác, thị trường cần được xem xét về mức độ phù hợp. Thứ ba, thu nhập, lợi nhuận cũng như canh tác của bà con nông dân.

Ông Lê Thanh Tùng cho rằng, các yếu tố này cần được nhìn nhận một cách tổng hợp. Bởi việc trồng lúa sẽ không đạt được lợi nhuận như trồng bưởi hay sầu riêng. Tuy nhiên, nhà nông cần xem xét mức độ phù hợp của vùng đất, thời tiết, ..đối với loại cây ăn trái đang thực hiện chuyển đổi.

“Chúng tôi cũng rất ủng hộ các địa phương có những kế hoạch, phân vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước hết là thích ứng với biến đổi khí hậu, thị trường. Tuy nhiên cần có sự cân nhắc, điều tiết, quan tâm, hoạch định chiến lược lâu dài hơn… Không chỉ về chuyển đổi mà chúng ta cũng phải định vị về sự an toàn của sản phẩm của mình về thị trường tiêu thụ, giá bán, sản phẩm cạnh tranh.

Vì thế, các nhà khoa học cần phải có những cái nghiên cứu rõ rệt hơn. Bà con nông dân cần phải có những mô hình cụ thể hơn. Đánh giá về mức độ thích ứng, lâu dài, hiệu quả mang lại cho cộng đồng. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn so với việc chúng ta đang làm manh mún nhỏ lẻ như hiện nay...” ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất