| Hotline: 0983.970.780

Chủ động xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản 3 tháng cuối năm

Thứ Ba 21/09/2021 , 14:22 (GMT+7)

Phát huy thành quả từ việc tổ chức kết nối cung cầu, trong 3 tháng cuối năm 2021, Sở NN-PTNT Tây Ninh chủ động xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, thời gian qua, Sở đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất và kết nối tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Sau khi thành lập, bên cạnh kênh tiêu thụ truyền thống, Tổ kết nối với bếp ăn của các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để cung cấp sản phẩm; kết nối với các chuỗi cung ứng, hệ thống các siêu thị, bách hóa, các cơ sở thu mua, chế biến, sàn thương mại điện tử, hướng tới phát triển đa dạng các phương thức tiêu thụ nông sản.

Cánh đồng lúa tại Tây Ninh. Ảnh: Tr.Trung.

Cánh đồng lúa tại Tây Ninh. Ảnh: Tr.Trung.

Theo đó, thông qua Tổ, tính từ ngày 30/7/2021 đến nay đã hỗ trợ tiêu thụ trên 1.000 tấn rau, củ; trên 1.750 tấn trái cây; 30.604 tấn lúa; 1.200.000 con gà thịt và 320.000 quả trứng… Tình hình ùn ứ nông sản cơ bản được giải quyết.

Trong 3 tháng cuối năm 2021, dự kiến sản lượng lúa của Tây Ninh khoảng 160.000 tấn; rau, củ quả 80.000 tấn; trái cây 40.000 tấn; tổng sản lượng thịt cung ứng 24.115 tấn; sản lượng trứng 119 triệu quả; sản lượng thuỷ sản 3.530 tấn…Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, có khả năng tiếp tục kéo dài, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cũng đặt ra các giải pháp tùy theo diễn biến dịch Coid-19.

Nuôi heo khép kín, an toàn dịch bệnh tại Tây Ninh. Ảnh: Tr.Trung.

Nuôi heo khép kín, an toàn dịch bệnh tại Tây Ninh. Ảnh: Tr.Trung.

Theo đó, bên cạnh duy trì hoạt động Ban chỉ đạo, Tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất và kết nối tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, Sở chủ động phối hợp các kênh phân phối, Hiệp hội ngành hàng để thúc đẩy tiêu thụ nông sản; Nâng cao chất lượng cổng thông tin điện tử thành phần của Sở, tổ chức thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện giám sát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh trên sản phẩm nông sản.  

Sở cũng đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu như: trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, khai thác đến cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn…

Xem thêm
Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Nestlé khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.