| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ Thái Lan ‘ép’ doanh nghiệp giảm giá gạo 50%

Thứ Năm 23/04/2020 , 10:18 (GMT+7)

Các nhà chế biến, đóng gói và phân phối gạo đã đồng thuận giảm giá gạo tới 50%, theo yêu cầu của Bộ Thương mại để giải cứu người nghèo giữa đại dịch coronavirus.

Ước tính có khoảng 27 triệu người lao động bị mất việc đã nộp đơn xin khoản trợ cấp 150 USD/ngày từ chính phủ. Ảnh từ clip: SCMP

Ước tính có khoảng 27 triệu người lao động bị mất việc đã nộp đơn xin khoản trợ cấp 150 USD/ngày từ chính phủ. Ảnh từ clip: SCMP

Đây là chiến dịch thứ hai do Bộ Thương mại Thái Lan phát động nhằm hạ giá nhiều mặt hàng thiết yếu để giúp đỡ hàng chục triệu người lao động nghèo vượt qua khủng hoảng.

Trước đó, hôm 16 tháng Tư, chính phủ cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, nhà phân phối và doanh nghiệp bán lẻ hạ giá từ 5 đến 58% để giúp giảm chi phí sinh hoạt trong thời gian xảy ra đại dịch. Theo đó, có sáu danh mục bao gồm 72 loại hàng hóa được yêu cầu giảm giá đến ngày 30 tháng Sáu.

Chiến dịch “ép hạ” giá gạo lần đầu bao gồm sáu mặt hàng gạo đóng gói, có cả gạo đặc sản Hom Mali 100%, gạo Hom Mali cao cấp và gạo thơm cao cấp. Còn ở lần thứ hai được phát động từ hôm qua (22/4) và kéo dài đến cuối tháng 6 sẽ có thêm 98 mặt hàng từ 18 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo sẽ phải giảm giá tới 50%.

Cảnh sát hướng dẫn người lao động thất nghiệp thực hiện giãn cách xã hội khi đi nhận đồ phát chẩn tại thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP

Cảnh sát hướng dẫn người lao động thất nghiệp thực hiện giãn cách xã hội khi đi nhận đồ phát chẩn tại thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết, ngoài các mặt hàng được yêu cầu giảm giá trong các chiến dịch vừa phát động, hiện chính phủ đã giao Bộ Nội vụ bổ sung thêm các mặt hàng khác trong các đợt tiếp theo. Ông Jurin cũng hy vọng, có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào các chiến dịch đặc biệt này để giúp giảm chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng bị tổn thương bởi đại dịch.

Ông Somkiat Makayatorn, chủ tịch danh dự Hiệp hội đóng gói gạo Thái Lan dự đoán, thời gian tới giá gạo sẽ còn tăng lên, sau khi đã tăng 20-30% kể từ đầu năm, chủ yếu là do hạn hán và nhu cầu tăng mạnh do đại dịch.

Chỉ có khoảng gần 15 triệu người dân được tiếp cận gói hỗ trợ của chính phủ, số còn lại phải trông chờ vào các tổ chức thiện nguyện. Ảnh: AFP

Chỉ có khoảng gần 15 triệu người dân được tiếp cận gói hỗ trợ của chính phủ, số còn lại phải trông chờ vào các tổ chức thiện nguyện. Ảnh: AFP

“Hiện gạo tại nhà máy chế biến ở Thái Lan đưa đi đóng gói đã tăng lên 15 bạt/kg từ mức 12,50 bạt vào đầu tháng 1. Dự kiến giá gạo ​​sẽ tiếp tục tăng mạnh cho tới tháng 8 hoặc tháng 9, trước khi bước vào vụ thu hoạch mới”, ông Somkiat cho biết.

Ông Somkiat cũng cho rằng, đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua là nguyên nhân chính khiến nông dân trồng lúa thất thu từ 1,5-2 triệu tấn gạo trái vụ nhưng sự tăng giá cũng chỉ trong ngắn hạn, bởi lượng tiêu thụ gạo trong nước nhiều khả năng ​​sẽ giảm trong năm nay do lượng khách du lịch quốc tế chưa dám quay trở lại Thái Lan.

Xem thêm
Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Tinh thần sống xanh hiện diện tại HCMC FOODEX 2025

TPHCM Triển lãm Quốc tế FOODEX 2025 tiếp tục là sân chơi kết nối các xu hướng ẩm thực xanh, sạch, trong đó có các sản phẩm hữu cơ đến từ Úc.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.