| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo vùng hạn, thiếu nước tưới vụ hè thu

Thứ Tư 03/05/2023 , 16:54 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Căn cứ nguồn nước các hồ chứa, nguồn nước đến các đập dâng, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cảnh báo vùng hạn, thiếu nước tưới vụ hè thu.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cảnh báo vùng hạn, thiếu nước tưới. Ảnh: Kim Sơ.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cảnh báo vùng hạn, thiếu nước tưới. Ảnh: Kim Sơ.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ, dự báo từ tháng 5-7/2023, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nắng nóng có xu hướng gia tăng hơn và ảnh hưởng trên diện rộng toàn tỉnh.

Theo đó, nhiệt độ trung bình sẽ phổ biến dao động từ 29-30 độ C, cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 0,8 độ C. Từ tháng 8 nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng và khả năng kéo sang đầu tháng 9/2023 nhưng với cường độ giảm dần.

Nhiệt độ trung bình ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,7 - 1 độ C. Tổng lượng mưa các nơi có khả năng thấp hơn từ 10-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Với diễn biến thời tiết hiện tại trên địa bàn tỉnh, nắng nóng gay gắt, kéo dài, theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa, để sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm công ty yêu cầu các chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng quản lý nước - công trình trực thuộc Công ty và các đơn vị dùng nước gồm UBND xã, hợp tác xã ngay từ đầu vụ hè thu năm 2023 tập trung triển khai ngay cảnh báo vùng hạn, thiếu nước tưới.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa, căn cứ cao trình mực nước hiện tại các hồ chứa nước, nguồn nước đến các đập dâng, Công ty cảnh báo các công trình thủy lợi không đủ nước tưới.

Cụ thể trên địa bàn thị xã Ninh Hòa như hồ chứa nước Suối Trầu với hơn 119ha không đủ nước tưới thuộc các đơn vị dùng nước gồm: Hợp tác xã nông nghiệp Ninh Quang 2 (hơn 98ha) và các xã Ninh Tân (hơn 16ha), Ninh Hưng (5ha); các đập dâng Đồng Tròn (hơn 127ha) và Phước Mỹ (hơn 18ha) không đủ nước tưới thuộc xã Ninh Hưng và đập dâng Hàm Rồng với 60ha không đủ nước tưới thuộc Hợp tác xã nông nghiệp Ninh Ích.

Còn trên địa bàn huyện Diên Khánh như hồ chứa nước Am Chúa với hơn 111ha không đủ nước tưới thuộc Hợp tác xã nông nghiệp Diên Sơn 1 và Hợp tác xã nông nghiệp Diên Sơn. Hồ chứa nước Cây Sung với hơn 34ha không đủ nước tưới thuộc Hợp tác xã nông nghiệp Diên Lộc.

Nông dân Khánh Hòa cày ải chuẩn bị bước vào vụ hè thu. Ảnh: Kim Sơ.

Nông dân Khánh Hòa cày ải chuẩn bị bước vào vụ hè thu. Ảnh: Kim Sơ.

Trước tình hình trên, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa yêu cầu các chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc đơn vị dừng sản xuất đối với công trình không có nước tưới.

Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra công tác quản lý điều tiết nước tưới cho từng hệ thống kênh mương hợp lý, không để thất thoát lãng phí nước trong thời gian điều tiết nước tưới vụ hè thu, đặc biệt lưu ý quản lý điều tiết nước các hệ thống trạm bơm điện.

Các công nhân thủy nông túc trực thường xuyên trên hệ thống tưới được phân công quản lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị dùng nước để kiểm tra điều tiết lấy nước, sử dụng nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Trong quá trình quản lý, điều tiết nước tưới nếu để xảy ra thất thoát lãng phí nước, cấp trưởng, phó văn phòng đại diện chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty. Ngoài ra, các chi nhánh, văn phòng đại diện cần xây dựng phương án chống hạn, xác định nguồn nước, vị trí để bơm chống hạn. Các đập dâng phải thường xuyên kiểm tra, triển khai biện pháp để chống thất thoát nước.

Đối với các đơn vị dùng nước như UBND xã, hợp tác xã, công ty yêu cầu triển khai sản xuất vụ hè thu đúng theo hướng dẫn lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thị xã. Đồng thời tiến hành nạo vét, phát dọn kênh mương cấp 3 và nội đồng thông thoáng, gia cố, tu bổ các công trình thủy lợi bị hư hỏng gây thất thoát nước do địa phương quản lý để đảm bảo trong công tác điều tiết nước tưới.

Cùng với đó, thường xuyên phối hợp với các chi nhánh, văn phòng đại diện trong công tác điều tiết nước tưới để đảm bảo việc sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm đúng mục đích. Cũng như xây dựng phương án chống hạn cụ thể vị trí bơm, thiết bị máy bơm để phục vụ công tác chống hạn nếu có hạn hán xảy ra.

Đối với các đập ngăn mặn do địa phương quản lý cũng phải thường xuyên kiểm tra, triển khai biện pháp để chống xâm nhập mặn. Đặc biệt, đối với diện tích khoanh vùng không sản xuất, tuyên truyền, vận động cho bà con không được tự ý sản xuất, tránh tình trạng bị thiệt hại do không có nước tưới.

Tính đến gần cuối tháng 4/2023, 18 hồ chứa nước lớn trên toàn tỉnh do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa quản lý có hơn 170 triệu m3 nước. Tổng dung tích 212 triệu m3 nước, cao hơn một chút so với cùng kỳ những năm gần đây.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất