| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh

Thứ Bảy 05/10/2019 , 14:35 (GMT+7)

Gần đây, thị trường xuất khẩu ngành hàng tôm ở Cà Mau có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc với mức tăng khá, trong đó riêng thị trường Trung Quốc tăng 15,86%.

17-36-51_1hien_dng_buoc_vo_mu_vu_thu_hoch_tom_nen_sn_luong_hng_tom_xut_khu_tng_hon_thoi_diem_truoc
Hiện đang bước vào mùa vụ thu hoạch tôm, nên sản lượng hàng tôm xuất khẩu tăng hơn thời điểm trước.

Theo Sở Công thương tỉnh Cà Mau, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của tỉnh ước đạt hơn 106 triệu USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 95 triệu USD, tăng 3,34% so với cùng kỳ. Theo đó, trong tháng 8, sản lượng chế biến tôm ước đạt trên 14 ngàn tấn đạt 64,91%, tăng 2,61% so với cùng kỳ.

Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Trong đó, có những thị trường đang tăng trưởng khá ấn tượng, như: Mỹ tăng 34,16%, Trung Quốc tăng 15,86%.

Ghi nhận của PV Báo NNVN, từ cuối tháng 7/2019 đến nay, nông dân vùng bán đảo Cà Mau đang bước vào mùa vụ thu hoạch tôm. Ông Nguyễn Văn Hòa, người nuôi tôm, ngụ huyện Cái Nước, cho biết: “Gia đình tôi vừa thu hoạch 3 ao tôm công nghiệp, sản lượng đạt hơn 6 tấn. Trọng lượng tôm đạt 40 con/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 200 triệu đồng. Hiện nay, đang bước vào mùa vụ thu hoạch tôm, nên sản lượng hàng tôm xuất khẩu tăng hơn thời điểm trước”.

Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau Huỳnh Văn Minh thông tin, hiện nay, ngành hàng tôm xuất khẩu của địa phương có dấu hiệu phục hồi với mức tăng khá, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính.

Sở Công thương tỉnh Cà Mau đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ tổ chức cuộc Hội thảo “Tranh thủ cơ hội xuất khẩu vào thị trường các nước có ký FTA và những quan điểm đối với thị trường Trung Quốc”, nhằm định hướng rõ ràng, cụ thể những điều kiện, tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam xuất ra thế giới. Từ đó, địa phương có biện pháp tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn tỉnh.

17-36-51_2thuong_li_tng_cuong_thu_mu_tom_cu_nong_dn_cung_cp_nguyen_lieu_cho_cc_nh_my_che_bien_xut_khu_2
Thương lái tăng cường thu mua tôm của nông dân cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Nam, người nuôi tôm, ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, phấn khởi: “Thời gian gần đây, giá tôm có chiều hướng tăng trở lại, khiến cho người nuôi an tâm và phấn khởi.

Sau vụ thu hoạch vừa qua, tôi bắt đầu thả giống mới để kịp thu hoạch vào dịp cuối năm.Thông qua các phương tiện thông tin, tôi biết giá tôm tăng là do sức tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi tốt. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho con tôm của Cà Mau”.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau cho hay, từ cuối năm 2018 đến nay, cơ quan chức năng Trung Quốc liên tục thiết lập và áp dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ Việt Nam xuất sang như: yêu cầu kiểm nghiệm, chứng thư kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ đối với các mặt hàng nông sản, hoa quả, hàng thủy hải sản… Đồng thời, tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ du nhập vào thị trường này.

Danh mục nhập các mặt hàng thủy sản trên của chính quyền Trung Quốc cũng nêu rõ về giá của từng mặt hàng tính theo đơn vị kg, làm căn cứ tính giá trị, khối lượng, để cư dân biên giới được hưởng chính sách miễn thuế.

Các quy định về thủ tục của Trung Quốc nêu rõ: “Các sản phẩm xuất khẩu phải là sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD, thuộc Bộ NN-PTNT) cấp và chứng thư kiểm dịch của các chi nhánh NAFIQAD cấp.

17-36-51_3cc_donh_nghiep_dy_mnh_che_bien_xut_khu_tom_sng_nhieu_thi_truong_chinh_trong_do_co_trung_quoc
Các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính, trong đó có Trung Quốc.

Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, đánh giá: “Thị trường Trung Quốc trong những năm trở lại đây đã có những quy định khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong đó, có những sản phẩm về ngành hàng tôm. Thị trường này rất tiềm năng đối với Việt Nam, do đó địa phương đã khuyến khích người dân khi thả giống phải ghi nhật ký, hóa đơn, chứng từ và sử dụng các loại khoáng chất, vi sinh gì trong quá trình nuôi… Để khi thu hoạch, xuất bán có thể chứng minh được sản phẩm của mình đạt chất lượng về nông sản sạch”.

  • Tags:
Xem thêm
Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

SCG ra mắt tấm xi măng sợi thế hệ mới thân thiện môi trường

SCG - Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng 'SCG Smartboard Ultra' tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.