| Hotline: 0983.970.780

Bồ Đề đầu tư 10 tỷ đồng hỗ trợ nông dân sản xuất tôm - lúa

Thứ Sáu 21/08/2020 , 16:38 (GMT+7)

Tại buổi Hội thảo đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, Tập đoàn Bồ Đề cho biết sẽ dành 10 tỷ đồng, để hỗ trợ nông dân sản xuất tôm - lúa.

Hội thảo được tổ chức tại huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang, ngày 20/8, với sự tham gia của lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh, ngành nông nghiệp, bà con xã viên các hợp tác xã canh tác theo mô hình tôm - lúa, tại địa phương.

Bà con xã viên các hợp tác xã canh tác theo mô hình tôm - lúa, tại xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang, lắng nghe tư vấn kỹ thuật tại buổi hội thảo. Ảnh: Trung Chánh.

Bà con xã viên các hợp tác xã canh tác theo mô hình tôm - lúa, tại xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang, lắng nghe tư vấn kỹ thuật tại buổi hội thảo. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cho biết, hiện đơn vị đang đầu tư thực hiện mở rộng giai đoạn 2  đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” tại ĐBSCL, tập trung chủ yếu trên mô hình canh tác tôm - lúa.

Riêng tại Kiên Giang, đề án sẽ hỗ trợ người nông dân với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng, thông qua các lớp đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật, tặng sản phẩm sinh học “Bồ Đề - Mother water” xử lý môi trường nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa.

Trước mắt, đơn vị sẽ thực hiện tại các huyện vùng U Minh Thượng, có nghề nuôi tôm - lúa phát triển mạnh là An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Mô hình tạo mối liên hệ gắn kết “bốn nhà”, với sự đồng hành của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, ngành nông nghiệp và doanh nghiệp đồng hành cùng bà con nông dân, hỗ trợ đào tạo kiến thức.

Sản phẩm sinh học 'Bồ Đề - Mother water' xử lý môi trường nuôi tôm quảng canh và tôm – lúa, giúp nông dân canh tác đạt hiệu quả cao. Ảnh: Trung Chánh.

Sản phẩm sinh học “Bồ Đề - Mother water” xử lý môi trường nuôi tôm quảng canh và tôm – lúa, giúp nông dân canh tác đạt hiệu quả cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phan Thành Trăm, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang cho biết, sản xuất theo mô hình tôm - lúa mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân vùng U Minh Thượng.

Tuy nhiên, bà con nông dân hiện đang gặp khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái do sử dụng hóa chất, rủi ro về dịch bệnh và đầu ra bấp bênh.

Vì vậy, việc hỗ trợ nông dân tham gia liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ tôm - lúa hiện nay là rất cần thiết, giảm rủi ro, tăng thu nhập. Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật, thảy đổi thói quen canh tác, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thì mới tăng được giá trị, xây dựng được thương hiệu. Mà muốn có sản phẩm sạch thì đầu vào phải là sản phẩm hữu cơ, sinh học, tuyệt đối không sử dụng chất cấm, chất độc hại trong canh tác.

Thông qua đề án này, Tập đoàn Bồ Đề còn đầu tư liên kết chuỗi giá trị tôm - lúa, theo hướng hữu cơ để xây dựng thương hiệu nông sản sạch cho địa phương. Tham gia chuỗi liên kết này, nông dân sẽ được phía doanh nghiệp ký kết đầu tư toàn bộ chi phí vật tư đầu vào và thu mua lại sản phẩm cao hơn giá thị trường, đối với tôm là 3-5% và lúa từ 300-500 đồng/kg.

Sau buổi hội thảo, bà con xã viên được tặng sản phẩm sinh học 'Bồ Đề - Mother water' để về xử lý môi trường nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Sau buổi hội thảo, bà con xã viên được tặng sản phẩm sinh học "Bồ Đề - Mother water” để về xử lý môi trường nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cho biết: “Tham gia chuỗi liên kết, tập đoàn tạo ra sự đột phá bằng sự đồng hành giúp nông dân thay đổi tư duy canh tác và sẵn sàng chia sẻ rủi ro cùng bà con, nếu quá trình canh tác gặp rủi ro thiên tại, dịch bệnh. Kiên Giang và Cà Mau là 2 địa phương có diện tích sản xuất tôm - lúa lớn, chính là địa bàn trọng điểm được tập đoàn lựa chọn để xây dựng thương hiệu hữu cơ mang thương hiệu Bồ Đề. Vì để xây dựng thương hiệu lúa gạo và tôm hữu cơ, vùng quảng canh tôm - lúa chính là hệ sinh thái lý tưởng, dễ đạt được chứng chỉ về môi trường, để xuất khẩu hàng vào các thị trường khó tính”.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất