| Hotline: 0983.970.780

Thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng được Trung Quốc chấp thuận

Thứ Tư 21/05/2025 , 20:01 (GMT+7)

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Xuất khẩu bền vững

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc mở rộng danh sách này tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội này, đồng thời bảo đảm nghiêm túc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu sầu riêng một cách bền vững.

Sầu riêng Việt Nam hồi năm 2024 từng vượt qua Thái Lan, chiếm tới 57% thị phần sầu riêng ở Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Khanh.

Sầu riêng Việt Nam hồi năm 2024 từng vượt qua Thái Lan, chiếm tới 57% thị phần sầu riêng ở Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Khanh.

Ngày 11/7/2022, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với quả sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã ký kết. 

Ngay sau đó, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã làm việc với các địa phương trồng sầu riêng trong cả nước, phổ biến quy định, hướng dẫn xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt chuẩn. Cục đã gửi hồ sơ 1.604 vùng trồng và 314 CSĐG sầu riêng cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC); trong đó có 708 vùng trồng, 168 CSĐG đã được phê duyệt. Do có vi phạm trong quá trình xuất khẩu, thời gian qua GACC đã tạm dừng hoạt động đối với một số vùng trồng và CSĐG. 

Bài liên quan

Từ cảnh báo và yêu cầu thị trường, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sầu riêng đã có sự thay đổi. Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tiếp tục phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Một điểm khác biệt so với các mặt hàng truyền thống khác của Việt Nam (xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu...) xuất khẩu sang Trung Quốc, là phía GACC thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) với tất cả các vùng trồng, cơ sở đóng gói của Việt Nam trước khi phê duyệt mã số và cấp phép xuất khẩu.

Theo ông Tô Vạn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Quảng Tây, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong vài năm qua có thể nói là một sự tăng trưởng bùng nổ, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ 188 triệu USD năm 2022 lên khoảng 2,2 tỷ USD, chiếm khoảng 31,8% thị phần sầu riêng Trung Quốc.

“Có lúc sầu riêng Việt Nam chiếm 57% lượng nhập khẩu của Trung Quốc”, ông Tô nói.

Sở dĩ có con số này, bởi Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, do đó khoảng cách vận chuyển ngắn, chi phí logicstic thấp.

Thế mạnh nữa là Việt Nam có địa lý trải dài, sản phẩm thu hoạch quanh năm.

Doanh nhân có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, khẳng định muốn xuất khẩu bền vững, phải nghiêm túc tuân thủ toàn bộ quy trình kỹ thuật đã được hai nước ký kết trong Nghị định thư.

Trung Quốc ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh có thể xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia, tuy nhiên từ sau khi ký Nghị định thư sầu riêng với Trung Quốc thì có hơn 90% sản lượng sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường của quốc gia này.

Đặc thù lớn nhất của thị trường Trung Quốc là khó đoán, quy định thường thay đổi nhanh và ngay nên rất khó khăn trong ứng phó; thương nhân nước này tham gia rất sâu vào chuỗi thu mua và phân phối sầu riêng, ngay cả ở Việt Nam.

Yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc rất cao, ngày càng nâng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm. Ảnh: Ngọc Khanh.

Yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc rất cao, ngày càng nâng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm. Ảnh: Ngọc Khanh.

Yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc rất cao, ngày càng nâng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Nhiều doanh nghiệp, vùng trồng, cơ sở đóng gói chỉ quan tâm và coi trọng việc đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng mà không quan tâm đến duy trì các vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Nghị định thư.

Tình trạng giả mạo, mua bán mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vẫn diễn ra dẫn đến việc không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Đặc biệt, không kiểm soát được chất lượng sầu riêng.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng cảnh báo việc thu hoạch khi trái chưa đạt độ chín sinh lý, trái non, già và chạy theo lợi nhuận dẫn đến nhiều lô hàng sau khi xuất sang Trung Quốc được phản ảnh sầu riêng bị sượng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng, hình ảnh và thương hiệu của sầu riêng Việt Nam.

Một trong các giải pháp lâu dài là xây dựng khung pháp lý: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 64 - Luật Trồng trọt để làm cơ sở xây các quy định, chế tài liên quan đến việc cấp, quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Sau khi Luật sửa đổi được ban hành, lập tức xây dựng Nghị định để cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước đối với mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Đàm phán mở cửa thị trường: Tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giới thiệu sản phẩm sầu riêng tại các thị trường đang có nhu cầu tốt như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan; một số thị trường mới mở đang có xu hướng tăng trưởng nhập khẩu như UAE, Hà Lan, Pháp, Nga.

Xem thêm
Ngành thương mại, dịch vụ đứng đầu nhu cầu tuyển dụng tháng 4/2025

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vừa công bố báo cáo về tình hình thị trường lao động tháng 4/2025, dự báo về nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.