| Hotline: 0983.970.780

Xã hội hóa tiêu chí điện chiếu sáng

Thứ Năm 01/12/2022 , 10:16 (GMT+7)

Hà Tĩnh Nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm nay, xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn kêu gọi xã hội hóa tiêu chí điện chiếu sáng.

Sơn Phú là một trong 3 địa phương được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chọn xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2022. Đến nay, các tiêu chí đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn lại một số tiêu chí khó, trong đó có điện chiếu sáng.

Các đoàn thể tham gia phong trào xã hội hóa công trình đường điện 'thắp sáng làng quê'. Ảnh: BHT.

Các đoàn thể tham gia phong trào xã hội hóa công trình đường điện "thắp sáng làng quê". Ảnh: BHT.

Để thực hiện đạt mục tiêu huyện giao, Sơn Phú huy động 100% kinh phí từ nguồn xã hội hóa; vận động nhiều cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, lực lượng công an xã tham gia thi công, lắp đặt tuyến đường điện mang tên “thắp sáng làng quê”. Tuyến này có chiều dài gần 3 km, trị giá 220 triệu đồng, gồm 112 cột điện bằng ống thép không gỉ. Mỗi cột được lắp đặt 1 bóng điện và tấm pin mặt trời. Đường điện được lắp đặt tại 3 tuyến: từ thôn Hồng Kỳ đến thôn Cửa Nương; từ vùng giáp ranh xã Sơn Trung đến cầu Cửa Gã, thôn Vọng Sơn (xã Sơn Phú) và từ thôn Hồng Kỳ đến thôn Công Đẳng.

Ưu điểm của điện từ pin mặt trời là chỉ tốn kinh phí lắp đặt ban đầu, người dân không phải trả tiền điện hằng tháng nên bà con hưởng ứng rất nhiệt tình.

Trước đó, xã Sơn Phú cũng đã hoàn thành lắp đặt 40 cột điện vận hành bằng pin năng lượng mặt trời tại tuyến từ giáp ranh xã Sơn Trung đến cầu Cửa Gã, thôn Vọng Sơn (xã Sơn Phú) dài 1km. Tuyến còn lại (nối từ thôn Hồng Kỳ đến Công Đẳng) sẽ được xã tiếp tục kêu gọi xã hội hóa, lắp đặt trong năm 2022. Dự kiến, tuyến đường sẽ lắp đặt dài 1,5km, giá trị khoảng hơn 120 triệu đồng.

Xem thêm
Ổn định chỗ ở gắn với chuyển đổi nghề cho dân vùng sạt lở

Trà Vinh Hơn 100 hộ dân ở vùng sạt lở không chỉ được hỗ trợ chỗ ở mà còn được tạo điều kiện chuyển đổi công việc để ổn định cuộc sống.

Trưởng thôn trúng lớn nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhờ mạnh dạn tích tụ đất đai và chuyển đổi từ trồng luồng sang trồng cam, một trưởng thôn ở Thanh Hóa đã thu về 300 triệu đồng ngay trong vụ đầu tiên.

OCOP Tây Ninh kết tinh văn hóa bản địa, phát triển du lịch

Sản phẩm OCOP Tây Ninh kết tinh từ văn hóa bản địa, đang trở thành cầu nối giữa nông thôn và du lịch, góp phần làm giàu sinh kế, bảo tồn giá trị truyền thống.

Bình luận mới nhất