| Hotline: 0983.970.780

Vườn Quốc gia Tà Đùng chú trọng quản lý bảo vệ rừng

Thứ Năm 19/12/2019 , 12:59 (GMT+7)

(TN&MT) - Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đắk Nông, Vườn Quốc gia (VQG) Tà Đùng thuộc địa bàn xã Đắk Som, huyện Đắk Glong có diện tích 20.937,7 ha, trong đó có 16.176,65 ha đất có rừng. Thời gian qua, Ban Quản lý VQG Tà Đùng đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật.

Xác định bảo vệ rừng là nhiệm vụ nòng cốt

Từ nhiều năm nay, VQG Tà Đùng được đánh giá là một trong những khu vực giữ được màu xanh lớn với lớp thảm thực vật rừng rộng chiếm tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi. Rừng Tà Đùng còn có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn của sông Sêrêpốk và sông Đồng Nai. Đây là 2 con sông lớn cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp, điện năng… cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ngoài ra, VQG Tà Đùng còn là sự giao thoa của các hệ sinh thái và sinh cảnh phù hợp đã tạo điều kiện cho nhiều loại động, thực vật cư trú, sinh trưởng và phát triển. Hiện tại, VQG Tà Đùng có 574 loài động vật và hơn 1.400 loài thực vật, trong đó có rất nhiều loài thuộc diện quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo ông Khương Thành Long, Giám đốc VQG Tà Đùng, nhiều năm nay, đơn vị luôn chú trọng và tích cực tuần tra, bảo vệ rừng để đảm bảo hệ thực vật luôn ổn định, tránh những tác động của con người vào quá trình sinh sống các loại động vật.

Khu vực rừng bán ngập ở Vườn Quốc gia Tà Đùng luôn được bảo vệ nghiêm ngặt

Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng cùng tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu và nắm bắt được quy định của pháp luật quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, tăng cường xử lý những vụ vi phạm lâm luật. Cụ thể, đơn vị đã phối hợp với người dân, ban công an, ban quân sự các xã vùng đệm thực hiện hơn 1.000 lượt tuần tra, kiểm tra tại 23 tiểu khu rừng trong khu bảo tồn, mở hơn 20 cuộc tuần tra, truy quét trong lâm phần quản lý. Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ phá rừng và săn bắn động vật trái phép, bảo vệ được rừng, nguồn gen và đa dạng sinh học.

Cùng người dân “bản địa” giữ rừng

Theo ông Khương Thành Long, Giám đốc VQG Tà Đùng, hiện nay, VQG Tà Đùng còn nhiều gỗ, động vật quý hiếm nên rừng Tà Đùng là “miếng mồi” hấp dẫn lâm tặc khắp nơi nhòm ngó, chực chờ xẻ thịt. Lực lượng Kiểm lâm ít người nên quản lý không xuể. Do đó, việc phối hợp với người dân sống gần VQG để cùng bảo vệ và chăm sóc rừng là hết sức cần thiết. Xác định được bảo vệ rừng tốt cần có sự phối hợp của người dân nên từ nhiều năm trước, đơn vị đã giao khoán rừng cho bà con địa phương quản lý.

Qua tìm hiểu, trong năm 2018, VQG Tà Đùng đã giao khoán khoảng 5.000 ha rừng cho 223 hộ dân ở xã Đắk Som, trung bình mỗi hộ nhận khoán 35ha với tiền công 400.000 đồng/ha/năm. Các hộ nhận khoán chia thành từng tổ bảo vệ rừng, phân ca trực 24/24. Trong đó, đồng bào dân tộc ít người chiếm 95%, chủ yếu đồng bào Mạ vì tập tục sinh hoạt của người Mạ và hiểu giá trị của rừng. Làng người Mạ nằm án ngữ dưới chân núi Tà Đùng như lính gác cửa rừng. Lâm tặc muốn vào phá rừng phải vượt qua sự ngăn trở của dân làng.

Ngày 8/2/2018, Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thành Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông. Nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Tà Đùng là bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có; khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng; làm giàu rừng tự nhiên; gây ươm các loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm để trồng rừng mới, nâng cao độ che phủ và đảm bảo an ninh môi trường; nâng cao khả năng phòng hộ của rừng về giữ nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân vùng hạ lưu.

Trao đổi với chúng tôi, anh KPhương (36 tuổi, ở xã Đắk Som, một trong những chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng Tà Đùng) cho biết: Các hộ nhận khoán chia tổ, phân công lịch tuần tra rất rõ ràng, mỗi hộ tham gia tuần tra 3 - 4 lần/tháng. Ngoài việc nhận khoán để có thêm thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng thì việc quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ được già làng căn dặn từ bao đời nay.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Đến 2030, xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện đạt 100%

TP.HCM phấn đấu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt tỷ lệ ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Mỗi người dân, mỗi bản làng là thành lũy phòng chống thiên tai

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, người dân có vai trò trung tâm trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.