Trồng mướp đắng lấy hạt, giá nửa triệu/kg
Thứ Sáu 25/08/2023 , 12:06 (GMT+7)Bà con ở thôn Son - Bá - Mười (Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá) chuyên trồng mướp đắng 2 vụ/năm để lấy hạt. Hạt mướp đắng khô được mua với giá khoảng 500.000 đồng/kg.

Tại các bản Son, Bá, Mười thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hoá), dự án phát triển cây dược liệu cho vùng miền núi đang tạo sự thay đổi đáng kể cho cảnh quan nông thôn cũng như đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của địa phương.

Ba bản làng Son, Bá, Mười là nơi dân tộc Thái định cư và sinh sống, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng. Từ trung tâm TP Thanh Hóa đi về hướng tây bắc hơn 130km sẽ tới xã Lũng Cao. Đây là vùng đất có chục hàng ngàn cây rừng nguyên sinh.

Vùng đất này ở độ cao khoảng 1.180m so với mực nước biển. Các bản làng Son, Bá, Mười được bao phủ bởi những dãy núi hiểm trở như Pòng Mứu, Pòng Pa Kha, Pòng Pa Có, Phà Hé... song song với dãy Pù Luông tạo nên hình ảnh thơ mộng và hoang sơ.
Với sự hỗ trợ của chính quyền và doanh nghiệp, dự án trồng mướp đắng để sản xuất dược liệu tại khu vực này đã góp phần tạo sinh kế, thu nhập bền vững cho bà con nông dân địa phương.

Địa hình núi cao, khí hậu mát mẻ cũng như thổ nhưỡng ở các bản Son, Bá, Mười rất phù hợp trồng cây dược liệu. Thời tiết ở đây được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

Cây mướp đắng, một loại cây có giá trị dược liệu được trồng để lấy hạt và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình. Hạt mướp đắng được các doanh nghiệp thu mua phục vụ cho ngành y dược.

Ông Lò Minh Chiến - Phó Chủ tịch Ủy ban xã Lũng Cao phụ trách nông lâm nghiệp cho biết: Xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 7.800ha, trong đó diện tích đất ở và sản xuất nông nghiệp hơn 1.000 ha. Xã Lũng Cao có định hướng rõ ràng về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái, bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển trồng và liên kết tiêu thụ cây dược liệu.

Trong mướp đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin (C, B1, B12...), canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, beta-caroten... giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giảm cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân, tốt cho da và một số tác dụng khác.

Ông Ngân Văn Đức, Trưởng thôn Son - Bá - Mười cho hay: Trồng cây mướp đắng lấy hạt mang hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Tổng diện tích mướp đắng hiện được trồng trong thôn khoảng hơn 2,2ha, với 30 hộ gia đình tham gia.

Ở miền Bắc, thời vụ trồng mướp đắng thích hợp là từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian thu hoạch khoảng từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm. Sau khoảng thời gian này, nếu trồng vào mùa đông, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến hạt khó nảy mầm hoặc cây dễ bị sâu bệnh hại.

Bà con trồng mướp đắng ở thôn Son - Bá - Mười trồng được 2 vụ/năm và có thể thu hoạch được từ 570 - 600kg hạt mướp đắng khô mỗi năm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Hạt mướp đắng khô được mua với giá khá cao (khoảng 500.000 đồng/kg).

Khác với các loại cây dược liệu khác như sâm báo và ngải cứu cũng được trồng ở địa phương, cây mướp đắng không yêu cầu nhiều công đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mướp đắng mang lại cũng không nhỏ. Mướp đắng không chỉ mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân mà còn giúp địa phương phát triển du lịch.

Vườn trồng mướp đắng và các sản phẩm từ cây mướp đắng không chỉ được các đơn vị, doanh nghiệp thu mua để phục vụ trong y học mà còn phục vụ du khách tham quan. Ngoài ra tại địa phương này còn có nhiều loại cây có giá trị dược liệu như sâm báo và ngải cứu cũng có thể được khai thác và sử dụng để phục vụ cho du lịch chăm sóc sức khỏe và thực phẩm.
tin liên quan

'Ba nhà' cùng xắn tay canh tác lúa giảm phát thải
AN GIANG Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp cùng doanh nghiệp phân bón và nông dân triển khai nhiều mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải trong vụ hè thu 2025.

Doanh nghiệp bắt tay nông dân xây dựng vùng lúa hữu cơ xuất khẩu
Hà Tĩnh Từ cánh đồng 5ha, đến nay vùng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ ở xã Kỳ Anh phát triển lên hơn 50 ha và đang tiếp tục mở rộng, hướng tới xuất khẩu.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng
Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Sâu bệnh xuất hiện sớm trên lúa hè thu
HÀ TĨNH Lúa hè thu gieo cấy sớm tại tỉnh Hà Tĩnh đang bị sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại trên diện rộng.

Cần nhóm giải pháp mang tính cộng đồng cho ngành hàng lúa gạo
Kiến nghị của TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL xuất phát từ thực trạng ngành hàng lúa gạo đối mặt nhiều cơ hội, thách thức đan xen.

Giá mận hậu giảm mạnh, nông dân vẫn lãi khá
SƠN LA Giá mận hậu năm nay giảm mạnh khiến cho người trồng mận ở Mộc Châu kém vui, nhưng nhiều nhà vườn vẫn có lợi nhuận khá nhờ chi phí sản xuất không cao.