Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Lâm Hưng - Thứ Hai, 17/06/2024 , 14:37 (GMT+7)

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Sầu riêng được đóng gói vận chuyển tại cảng Laem Chabang, Thái Lan. Ảnh: New York Times.

Năm 2023, giá trị xuất khẩu sầu riêng từ Đông Nam Á sang Trung Quốc đạt 6,7 tỷ USD, tăng gấp 12 lần so với 550 triệu USD năm 2017. Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, Trung Quốc mua gần như tất cả sầu riêng xuất khẩu của thế giới. Quốc gia xuất khẩu sầu riêng lớn nhất cho hiện nay là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Ông Eric Chan là một trong số những người giàu lên nhờ sầu riêng. 15 năm trước, ông đã từ bỏ công việc lập trình cho vệ tinh và robot với mức lương cao ngất ngưởng để sản xuất sản xuất bột sầu riêng. Quyết định này khi đó đã khiến gia đình ông vô cùng bối rối. Tuy nhiên, 7 năm trước, ông đã bán cổ phần công ty mình và thu về 4,5 triệu USD, gấp gần 50 lần số tiền đầu tư ban đầu.

"Mọi người đều kiếm được rất nhiều tiền. Họ sửa sang lại nhà cửa khang trang hơn và có đủ tiền để cho con cái ra nước ngoài học du học", ông Chan nói về những người nông dân trồng sầu riêng từng nghèo ở Raub, một thành phố nhỏ cách thủ đô Kuala Lumpur 90 phút.

Tại Việt Nam, một số nông dân đã chặt bỏ cây cà phê để trồng sầu riêng. Diện tích vườn sầu riêng ở Thái Lan đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Tại Malaysia, những khu rừng ở ngoại ô thành phố Raub đang bị san bằng để nhường chỗ cho các đồn điền trồng sầu riêng.

Trung Quốc không chỉ là nước nhập khẩu. Đầu tư của Bắc Kinh cho việc đóng gói và hậu cần sầu riêng ở Thái Lan cũng tăng đáng kể. Hiện tại, Trung Quốc chiếm khoảng 70% hoạt động kinh doanh và hậu cần sầu riêng tại Thái Lan, theo Aat Pisanwanich, một chuyên gia Thái Lan về thương mại quốc tế. Các công ty bán buôn sầu riêng của Thái Lan có thể "biến mất trong tương lai gần", ông nói tại một cuộc họp báo hồi tháng 5/2024.

Sầu riêng đã trở thành một trong những loại quả đắt nhất hành tinh. Một quả sầu riêng có thể được bán với giá từ 10 đến hàng trăm USD, tùy vào loại giống. Tuy nhiên, nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc đã đẩy giá lên gấp 15 lần trong thập kỷ qua, biến loại quả vốn mọc nhiều trong tự nhiên và các vườn trồng trở thành mặt hàng xuất khẩu xa xỉ.

Ảnh hưởng của Trung Quốc đang định hình lại chuỗi cung ứng sầu riêng. Việc vận chuyển sầu riêng trong nước tương đối dễ dàng khi chúng có thể được vận chuyển bằng xe tải. Tuy nhiên, việc vận chuyển loại trái cây "nặng mùi" này ra nước ngoài lại tương đối nguy hiểm.

Hồi năm 2019, một máy bay chở khách Boeing 767 cất cánh từ Vancouver (Canada) với một lô hàng sầu riêng trong khoang hàng. Theo một báo cáo của cơ quan hàng không Canada, các phi công và phi hành đoàn "ngửi thấy mùi nồng nặc khắp máy bay" ngay sau khi cất cánh. Lo sợ máy bay gặp sự cố, các phi công đã đeo mặt nạ dưỡng khí và yêu cầu hạ cánh khẩn cấp. Sau đó, sầu riêng được phát hiện là thủ phạm gây ra mùi khó chịu.

Malaysia đã cố gắng giải quyết vấn đề trên bằng cách đông lạnh trái cây trước khi vận chuyển. Một trong những người tiên phong trong ngành này là Anna Teo, một cựu tiếp viên hàng không. Cô đã bỏ công việc trong ngành hàng không, đến các trang trại sầu riêng và thử nghiệm kỹ thuật đông lạnh trong một nhà kho. Cô phát hiện ra rằng đông lạnh không chỉ giảm mùi của trái cây mà còn giúp kéo dài thời hạn sử dụng.

Hiện nay, cô Teo đã sở hữu một công ty chuyên xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và các sản phẩm khác từ sầu riêng khác với hơn 200 nhân viên tại một vùng ngoại ô Kuala Lumpur.

Ngược lại, Thái Lan đã vận chuyển sầu riêng tươi trong các container đông lạnh trong nhiều năm qua. Ngành công nghiệp sầu riêng Thái Lan tập trung ở tỉnh Chanthaburi, gần biên giới với Campuchia. Trong mùa thu hoạch cao điểm, vào tháng 5 và tháng 6, sầu riêng có thể được thấy ở khắp mọi nơi.

Khoảng 1.000 container vận chuyển sầu riêng rời khỏi các nhà máy đóng gói trên khắp tỉnh Chanthaburi mỗi ngày, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở Bangkok. Một số container được chất lên "Tàu hỏa Sầu riêng", một dịch vụ vận tải đường sắt kết nối Thái Lan và Trung Quốc do Bắc Kinh xây dựng.

Do nhu cầu sầu riêng khổng lồ từ Trung Quốc, các container thường trở về Thái Lan với những thùng hàng trống để nhanh chóng vận chuyển thêm nhiều sầu riêng sang Trung Quốc.

Tuyến vận tải đường sắt Thái Lan - Trung Quốc đi vào vận hành từ tháng 2/2023. Ảnh: China Daily.

Jiaoling Pan, giám đốc điều hành của Speed Inter Transport, một công ty vận tải có trụ sở tại Bangkok sử dụng các container đông lạnh do Mỹ sản xuất để vận chuyển sầu riêng, cho biết 2/3 số container của cô từ Trung Quốc chở về không mang theo hàng.

Cô Pan sinh ra ở Nam Ninh, miền Nam Trung Quốc, và đến Thái Lan để học đại học. Cô ở lại sau khi cảm thấy "nghiện" trái sầu riêng, loại quả mà cô chưa từng thấy trước đây. "Thực ra, tôi chỉ vừa mới ăn một quả sầu riêng vào lúc 3h sáng", cô Pan vui vẻ khi nói chuyện qua điện thoại với khách hàng Trung Quốc tìm container vận chuyển sầu riêng.

Gần doanh nghiệp của cô là 888 Platinum Fruits, một công ty chuyên về sầu riêng và đang có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan trong năm nay. Đây sẽ là doanh nghiệp đầu tiên về sầu riêng làm điều này.

Natakrit Eamskul, Giám đốc điều hành của 888 Platinum Fruits, đã chỉ ra sự tăng trưởng của ngành kinh doanh sầu riêng ở Chanthaburi: "Hai thập kỷ trước, tỉnh có 10 nhà đóng gói sầu riêng. Hiện nay, con số này đã lên đến 600".

Trên khắp tỉnh Chanthaburi, những đổi thay từ việc kinh doanh sầu riêng, như những ngôi nhà khang trang và nhiều bệnh viện mới, có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Một trung tâm thương mại được khánh thành 2 năm trước vừa tổ chức một triển lãm xe hơi trong tháng 4/2024.

"Khi bạn từ một tỉnh khác đến đây, bạn sẽ nhận ra rằng nông dân trồng sầu riêng rất, rất giàu", Abhisit Meechai, một chủ cửa hàng ô tô trên địa bàn tỉnh, cho biết.

"Đừng bao giờ đánh giá một cuốn sách qua trang bìa. Họ đến cửa hàng của tôi với quần áo và bàn tay lấm bẩn. Nhưng họ nhanh chóng thanh toán một chiếc ô tô bằng tiền mặt", ông Abhisit nói về khách hàng là nông dân trồng sầu riêng.

Lâm Hưng
Tin khác
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới
Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới

Thông qua việc bảo tồn nguồn giống dứa trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc đã nghiên cứu chọn giống, lai tạo thành công hai giống dứa đỏ.

Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non
Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thành công khi biến sầu riêng thành một thành phần đột phá cho các sản phẩm chăm sóc da cao cấp, dựa trên công nghệ xanh và các phương pháp bền vững.

Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn
Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tăng năng suất cây ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn khu vực cấp xã, huyện, thành phố là nhiệm vụ chính năm 2025.

Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn
Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn

Ông Albert Wilde tiên phong sử dụng phụ phẩm len cừu để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thay cho phân bón hóa học.

Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ
Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ

Ở vùng ngoại ô của thủ đô Stockholm, Thụy Điển đang triển khai dự án xây dựng 'Thành phố gỗ Stockholm', dự kiến sẽ mang đến 2.000 ngôi nhà mới vào năm 2027.

Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống
Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống

Ấn phẩm đặc biệt được gọi là Báo Xanh tích hợp cả hạt giống trong từng tờ giấy, cho phép bạn đọc gieo trồng hạt sau khi đọc xong tin tức.