Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Quỳnh Chi - Chủ Nhật, 25/05/2025 , 16:53 (GMT+7)

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Sầu riêng Thái Lan được chụp CT trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc, giúp đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Ảnh: Chính phủ Thái Lan.

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới có hương vị đặc trưng, giàu dinh dưỡng, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường Trung Quốc, Thái Lan đã không ngừng đổi mới sáng tạo phục vụ ngành hàng. 

Đầu tháng 5 vừa qua, Cơ quan Phát triển Nghiên cứu Nông nghiệp Thái Lan (ARDA) giới thiệu kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra chất lượng sầu riêng.

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục hạt chỉ sau 3 giây/quả, với độ chính xác đạt 95%. Thiết bị có thể xử lý đến 1.200 quả mỗi giờ, trở thành giải pháp đột phá giúp Thái Lan đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Sáng kiến đã “tái chế” các hệ thống chụp CT y tế đã dừng sử dụng để đưa vào nông nghiệp. Nhờ vậy, chi phí chế tạo cũng giảm đáng kể, từ 10 triệu xuống còn khoảng 2 triệu baht/máy (khoảng 1,5 tỷ đồng). 

Lõi của công nghệ nằm ở ứng dụng AI phân tích cấu trúc bên trong quả sầu riêng, không gây tổn hại đến phần thịt quả, đảm bảo duy trì tiêu chuẩn “Vua của các loại trái cây” trước khi lên đường xuất ngoại. Thái Lan cũng lên kế hoạch mở rộng áp dụng giải pháp này cho nhiều loại trái cây khác, đa dạng hóa sản phẩm tươi xuất khẩu.

Truyền thông trong nước nhận định, công nghệ chụp CT tiếp tục khẳng định vị thế của Thái Lan là quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, trang web Chính phủ Thái viết: “Thành tựu này không chỉ giúp giảm tổn thất kinh tế, mà còn củng cố niềm tin với nhà đầu tư và người tiêu dùng toàn cầu. Một bước tiến đột phá với tinh thần đổi mới, chứng tỏ chất lượng đỉnh cao của từng quả sầu riêng”!

Các nhà khoa học châu Á đánh giá công nghệ chụp CT là giải pháp tiềm năng để nâng cao chất lượng trái cây xuất khẩu. Ảnh: Tạp chí khoa học Food Control. 

Ngành sầu riêng châu Á đứng trước thách thức không nhỏ về bảo quản sau thu hoạch. Do đặc tính quả sầu riêng khi chín sẽ giải phóng các hợp chất dễ bay hơi, rút ngắn thời gian bảo quản, ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thương mại của sản phẩm. 

Do đó, khoa học nông nghiệp Thái Lan đã phát triển các công cụ giúp kiểm định chất lượng phần thịt sầu riêng mà không cần tách vỏ, đáp ứng kỳ vọng của cả nhà sản xuất, người tiêu dùng. 

“Niềm tin giữa các bên trở thành yếu tố then chốt, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành sầu riêng”, nhóm nghiên cứu giữa Đại học Vũ Hán và Đại học Hải Nam (Trung Quốc) nhận xét.

Hơn 10 năm qua, nhiều nhóm nghiên cứu tại châu Á đã phát triển các công nghệ kiểm định sầu riêng mà không cần tách vỏ. Trong đó, chụp CT được đánh giá là hướng đi nhiều triển vọng nhờ khả năng tái hiện 3-D cấu trúc dưới vỏ với độ phân giải cao. 

Nhờ đó, thiết bị có thể phát hiện các phần thối rữa, phân hủy, sâu bệnh hay dị tật cấu trúc trong quả mà mắt thường khó nhận biết. 

Thái Lan ổn định chuỗi ngành hàng sầu riêng

Chuyên gia Thái Lan Sakda Sinives có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật. Cuối năm 2023, khi xuất khẩu sầu riêng bùng nổ, chuyên gia Sakda đã cảnh báo sầu riêng Việt Nam có thể "vượt mặt" Thái Lan trong cuộc đua xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông cũng ca ngợi Việt Nam là đất nước có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, thuận lợi cho canh tác và phân bổ sản lượng thu hoạch trong suốt cả năm.

Tuy nhiên, với những công nghệ mới của Thái Lan như chụp CT, ông tự tin rằng Thái Lan vẫn vững vàng chinh phục thị trường "tỷ đô". Không gây ảnh hưởng đến mẫu, chụp CT mở hướng tiếp cận mới cho ngành công nghiệp trái cây, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Quỳnh Chi
Tin khác
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...