Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh

Kiên Trung - Thứ Hai, 26/08/2024 , 11:12 (GMT+7)

Đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn sớm tìm được thuốc chữa bệnh đối với củ sâm, bởi 'ai cũng gọi được tên bệnh mà chưa tìm được thuốc chữa'.

Nguy cơ dịch bệnh đối với sâm Lai Châu trồng bán hoang dã

Theo ông Ngô Tân Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Sâm Lai Châu, người trồng sâm ở tỉnh miền núi Tây Bắc này đang đối với mặt với nhiều nút thắt, rào cản. Trước hết, đó là vùng trồng.

Các khu vực phát hiện sâm Lai Châu tự nhiên trước đây chủ yếu là vùng đồi dốc, vùng rừng tự nhiên. Để phát triển vùng trồng mà doanh nghiệp là đầu tàu để vận động bà con địa phương làm theo thành vùng nguyên liệu lớn, tạo công ăn việc làm, có thu nhập…, cần sớm có cơ chế, chính sách về hướng dẫn cho thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng dược liệu, trong đó có sâm.

Một vườn sâm được trồng tại tỉnh Lai Châu. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

Ngoài ra, thời gian cho thuê đủ dài thì doanh nghiệp mới có định hướng bỏ vốn đầu tư lâu dài. Hiện nay doanh nghiệp muốn đầu tư vào thì không có đất, do vướng đất rừng phòng hộ, sản xuất tự nhiên. Chưa có quy định cho thuê dịch vụ môi trường rừng phát triển dược liệu.

Lo ngại khác của người trồng sâm, hiện nay giá sâm đắt do sâm trồng bán hoang dã, bị dịch bệnh chết rất nhiều, đặc biệt là mùa mưa. Tỷ lệ sâm khi thu hoạch rất thấp. Đó cũng là nguyên nhân các nhà đầu tư, bà con không mặn mà trồng vì rủi ro bệnh rất cao.

“Có mấy bệnh điển hình là thối củ, thán thư, héo xanh, lở cổ rễ. Ai cũng biết tên nấm khuẩn gây bệnh trên sâm mà không có thuốc chữa. Chúng tôi kiến nghị các Bộ, ngành chủ quản, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học vào cuộc triển khai các đề tài khoa học để tìm ra thuốc sinh học chữa được bệnh này thì vùng trồng phát triển rất nhanh”, ông Hưng chia sẻ.

Cũng theo ông Hưng, hiện còn đang có sự nhận thức chưa đúng khi cho rằng, trồng bán hoang dã mới cho chất lượng tốt hơn mà không biết rằng đó là bất cập, nguy cơ gây bệnh cho cây, từ đó giảm năng suất, chất lượng của sâm.

Cây sâm bị bệnh, thối rễ được các doanh nghiệp trồng sâm tại Lai Châu thu nhặt lấy mẫu. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

“Việc trồng bán hoang dã chỉ dành cho những người bán củ tươi với số lượng nhỏ lẻ không đáng kể. Muốn phát triển vùng trồng, sản lượng lớn, chất lượng đảm bảo đồng đều thì phải canh tác sinh học, hữu cơ, công nghệ cao.

Cái này phải có truyền thông định hướng; các nghiên cứu khoa học để chứng minh, thay đổi tư duy của người trồng cũng như của người tiêu dùng Việt Nam về sâm. Năng suất được nâng cao mới hình thành giá thành mới phù hợp, đồng thời sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sâm lậu tràn về Việt Nam. Sâm trong nước chất lượng tốt hơn, giá hợp lý hơn thì sâm lậu không có cửa nữa. Đây cũng là kinh nghiệm của Hàn Quốc. 

Do đó, nên song hành 2 hình thức, vừa trồng sâm dưới tán rừng để tạo sinh kế cho bà con dân tộc ít người, đặc biệt là khu vực giáp biên gới của tỉnh Lai Châu do các vùng trồng sâm đa phần là khu vực giáp biên giới với Trung Quốc. Đồng thời, phát triển nhà màng, áp dụng công nghệ sinh học để tăng sản lượng và ổn định chất lượng, hàm lượng, năng suất để phát triển ngành sâm Việt Nam”.

Tìm đầu ra cho sâm Lai Châu

Chỉ ra những nguyên nhân về sự chậm phát triển của sản phẩm sâm Lai Châu, đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu phân tích, bên cạnh rào cản về giá thành cao khiến sản phẩm chỉ có những người có điều kiện mới dám sử dụng, một rào cản khác đó là do chưa những công trình nghiên cứu chính thống về công dụng, tác dụng của sâm Lai Châu được công bố.

Một cây sâm giống khỏe mạnh trước khi được đưa đi trồng. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

Người tiêu dùng khó có thể tìm được các thông tin, tài liệu chính thống về thành phần, hoạt chất, công dụng, liều dùng của sâm Việt Nam nói chung và sâm Lai Châu. Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội (TikTok, Facebook, Youtube…) đang được người bán tự phát quảng bá, độ tin cậy không cao do không có căn cứ, cơ sở khoa học dẫn đến không biết thực hư Sâm Việt Nam thế nào.

Đó là chưa nói tới những luồng thông tin so sánh, dẫn tới cách hiểu sai lệch như sâm Ngọc Linh mới tốt nhất, Sâm Lai châu thì ít chất hơn, không đủ thành phần Saponin…

“Người ta còn đưa ra thông tin có cả đề tài nghiên cứu của một số nhà khoa học có tên tuổi về sâm lấy mẫu sai năm tuổi không rõ nguồn gốc để phân tích, nhận dạng, so sánh sâm Ngọc Linh và Lai Châu không rõ mục đích gì làm loạn dư luận, thực giả lẫn lộn. Thông tin này lan ra làm nản lòng các doanh nghiệp và bà con dân tộc ít người đang trồng sâm ở vùng phên dậu của Tổ quốc hoang mang, chán nản”, ông Ngô Tân Hưng chia sẻ.

Từ thực trạng trên, Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn các cơ quan chuyên môn sớm đưa ra các nghiên cứu khoa học về công dụng của sản phẩm sâm, từ đó truyền thông rộng rãi tác dụng của sâm tới đông đảo người tiêu cùng trong nước biết đến để người dân Việt Nam biết đến tính chất quý giá của sâm Việt Nam, để có ý thức dùng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh…

Chọn lọc tự nhiên để nhân giống sâm từ hạt...

Vườn ươm giống sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu. Ảnh: Ngô Tân Hưng.

Theo ông Hưng, đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh, giáo sư Trần Đáng đã có công trình nghiên cứu và công bố trong một cuốn sách nói về công dụng, liều dùng của sâm Ngọc Linh. Trong khi sâm Lai Châu thì chưa có công trình nghiên cứu mặc dù 2 loại cùng là 1 loài. Do đó, sâm Lai Châu hiện nay sản lượng cũng đã có, tuy nhiên muốn chế biến sâu là chưa có cơ sở, khi trình sản phẩm lên cơ quan có thẩm quyền sẽ không được phê duyệt.

“Để giải quyết vấn đề này, đề nghị các Bộ, ngành liên quan sớm có đề tài nghiên cứu về công dụng, liều dùng cho sâm Lai Châu hoặc có văn bản thống nhất về tên gọi: Sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh là sâm Việt Nam.

Khi thống nhất được về tên gọi sẽ thống nhất được các thông tin liên quan đến công dụng, liều dùng, khi đó sâm Lai Châu mới được phép sử dụng những thông tin nghiên cứu trong tài liệu của giáo sư Trần Đáng để có căn cứ, cơ sở cấp phép sản phẩm cho cả sâm Lai Châu”.

Về quy trình, công nghệ chế biến, theo ông Hưng, sâm Lai Châu cũng đang trong thực trạng chung của sâm Việt Nam là yếu kém, không đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu từ sâm, mới chủ yếu là ngâm rượu, một số sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần của sâm… mà chưa được chế biến sâu, chưa được chế biến thành dược phẩm, mỹ phẩm… như sâm Hàn Quốc, Trung Quốc…

“Nếu không chế biến sâu mà chỉ đi bán mấy củ sâm tươi thì thị trường vô cùng nhỏ, dễ bị sâm lậu tràn vào giả dạng. Khi chế biến sâu rồi thì lượng sâm cần cho chế biến mới lớn, có thị trường thì các doanh nghiệp, bà con mới tính được đầu ra, mới hào hứng phát triển vùng trồng. Bây giờ trồng sau 5 năm không biết bán cho ai, trong khi sâm lậu tràn về bán giá rẻ, có mẫu sâm lậu bán trên thị trường xét nghiệm phát hiện dư lượng 1 trong 4 loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại gấp 17 lần, gây tàn phá sức khỏe người Việt”.

Mạnh dạn “đặt hàng” cơ quan quản lý giúp Hiệp hội Sâm Lai Châu nghiên cứu 2 đề tài quan trọng nhất đối với sâm Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Sâm Lai Châu Ngô Tân Hưng cho biết: Thứ nhất, nghiên cứu về công dụng và liều dùng để phục vụ chế biến sâu; công nghệ chiết suất tính chất dược liệu quý trong sâm và các đề tài nghiên cứu các sản phẩm chế biến sâu phục vụ sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp cho con người để thành ngành hàng sản phẩm công nghiệp chế biến sâm;

Thứ hai, nghiên cứu để tìm ra thuốc chữa bệnh cho cây sâm. Gây giống, trồng thì có rất nhiều đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh rồi. Quan trọng bây giờ là rõ ràng ai cũng nhìn thấy, gọi được tên bệnh mà không có thuốc đặc trị, chữa bệnh cho cây sâm.

Kiên Trung
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân