Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động

Đất Tây Nguyên bị 'bóc lột' nghiêm trọng

Trần Đăng Lâm - Thứ Tư, 18/11/2020 , 10:57 (GMT+7)

Ở thời điểm giá cà phê và hồ tiêu cao nhất, Tây Nguyên đã hoàn toàn mất kiểm soát về diện tích với hai loại cây này. Theo đó, đất bị “bóc lột” nghiêm trọng.

Bài 1: Bùng nổ diện tích cà phê, hồ tiêu

Thống kê từ năm 2015, diện tích cà phê và hồ tiêu đã vượt kế hoạch đề ra đến năm 2020 hàng trăm nghìn ha.

Cà phê: 50 nghìn ha “về đích” trước 5 năm

Từ sau năm 1975, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng; hình thành các vùng chuyên canh cà phê tập trung ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc; từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê đa dạng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, tổng diện tích trồng cà phê cả nước ổn định khoảng 600 nghìn ha. Trong đó vùng trọng điểm phát triển cà phê gồm 4 tỉnh Tây Nguyên với khoảng 530 nghìn ha (Đăk Lăk 190 nghìn ha, Lâm Đồng 150 nghìn ha, Gia Lai 75 nghìn ha, Đăk Nông 115 nghìn ha). Các vùng cà phê khác gồm 7 tỉnh, khoảng 70 nghìn ha (gồm Đồng Nai, Bình Phước, Kon Tum...). Ngoài ra sẽ quy hoạch một số vùng cà phê chè chất lượng cao (cà phê nuôi chồn và cà phê hữu cơ) tại Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Điện Biên.

Người dân khốn khổ vì tiêu chết hàng loạt.

Tuy nhiên, con số thống kê của năm 2015 cho thấy, cả nước đã có khoảng 650 nghìn ha cà phê, được trồng ở 105 huyện của 22 tỉnh, thành phố, bao gồm 5 vùng sản xuất chính là Tây Nguyên (5 tỉnh, 53 huyện), Đông Nam bộ (6 tỉnh, 27 huyện), Nam Trung bộ (3 tỉnh, 4 huyện), Bắc Trung bộ (4 tỉnh, 8 huyện) và trung du miền núi phía Bắc (3 tỉnh, 12 huyện - thị xã).

Theo đó, diện tích cà phê năm 2015 đã vượt quy hoạch đến năm 2020 là 50.000 ha.

Hồ tiêu: “Vượt kế hoạch” hơn 30 nghìn ha

Sau khi ra quân, anh thương binh hạng 3/4 (mất sức 51%) Nguyễn Văn Khoa (còn gọi là Hai Khả) rời quê hương Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), lên lập nghiệp ở thôn Hòa An, xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê (nay thuộc huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Năm 1987, Hai Khả cùng một vài người cắm những dây tiêu đầu tiên trên vùng đất này. Hồi đó, giống tiêu phải mua tận Đăk Lăk, thậm chí vào tận các tỉnh miền Đông Nam bộ, kỹ thuật trồng tiêu thì... tự lần mò. Ngày đi làm thuê kiếm sống, tối đến, hai vợ chồng tự quay nước từ giếng đào sâu 30 - 40 mét, gánh nước tưới cho từng gốc tiêu. Ông nói: “Sau này có điện, có phương tiện cơ giới nên lớp trẻ có thể trồng vài ngàn trụ tiêu mỗi năm chứ ngày trước, hai vợ chồng chỉ dám trồng mỗi năm 100 - 200 trụ”. Thời điểm 2014 - 2015, Hai Khả là một trong những người được xem là ông “Vua” hồ tiêu trên “Vương quốc hồ tiêu” này.

Năm 2015, diện tích hồ tiêu cả nước đã vượt ngưỡng 85.000 han - vượt quy hoạch đến năm 2020 hơn 30.000 ha. Riêng tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ, diện tích hồ tiêu chiếm trên 51% diện tích hồ tiêu toàn quốc, sản lượng chiếm trên 91% tổng sản lượng hồ tiêu toàn quốc.

Gia Lai là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu lớn so với cả nước. Ngày 7/10/2010, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 681/QĐ UBND, về việc “quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”. Theo đó, diện tích hồ tiêu được quy hoạch của tỉnh đến năm 2015 là 6.000 ha, tầm nhìn đến năm 2020 vẫn giữ ổn định ở quy mô 6.000 ha. Tuy nhiên ở thời điểm năm 2015, diện tích hồ tiêu của tỉnh này đã lên đến khoảng 12.000 ha (khoảng 8.000 ha kinh doanh, hơn 4.000 ha kiến thiết cơ bản). Như vậy, diện tích hồ tiêu của Gia Lai ở năm 2015 đã vượt khoảng 6.000 ha - gấp đôi so với quy hoạch đến năm 2020.

Diện tích cà phê Tây Nguyên năm 2015 đã vượt quy hoạch đến năm 2020 là 50.000 ha. Ảnh: Đăng Lâm.

Đăk Nông là tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất Tây Nguyên. Chỉ tính riêng trong năm 2014, diện tích hồ tiêu trồng mới toàn huyện Đăk Song là 1.200 ha, nâng tổng diện tích hồ tiêu toàn huyện lên gần 15.000 ha, vượt so với quy hoạch trên 20% (vượt cả diện tích hồ tiêu của toàn tỉnh Gia Lai).

Nguyên nhân: Thu nhập quá cao

Đánh giá về nguyên nhân diện hồ tiêu tăng nhanh trong những năm qua, nhiều chuyên gia cho rằng: Đó là do suốt một thời gian dài, một số quốc gia xuất khẩu hồ tiêu bị mất mùa; thêm vào đó là tình trạng đầu cơ tích trữ của nhiều doanh nghiệp thu mua - xuất khẩu hồ tiêu, đã đẩy giá hồ tiêu trong nước tăng nhanh và duy trì ở mức cao trong suốt một thời gian dài. Hồ tiêu đang ở giá 95.000 đồng/kg, lên 170.000 - 200.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 220.000 đồng/kg hoặc cao hơn nữa...

Liên tục trong nhiều năm, nước ta luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, với giá trị đạt khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Chỉ riêng trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 58% thị phần hồ tiêu thế giới, giá trị thu về trên 1,2 tỷ USD... Chỉ tính riêng ở hai huyện Chư Sê và Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), nhờ cây hồ tiêu mà đã có không ít những tỷ phú như Hai Khả ở Nhơn Hòa...

Giá cao, lợi nhuận mang về từ hồ tiêu quá lớn nên việc tự phát mở rộng diện tích hồ tiêu ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, dường như đã nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành, của địa phương. Sự phát triển ồ ạt mang tính tự phát diện tích hồ tiêu nói trên, đã mang lại nhiều hệ lụy tất yếu. Trước tiên nó đã phá vỡ quy hoạch về cơ cấu cây trồng của vùng. Ngoài ra, việc áp dụng quy trình quy trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu không hợp lý như vấn đề chọn giống trồng, bón phân, sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ đất chống xói mòn... đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình sản xuất.

Sự phát triển nhảy vọt về diện tích và sản lượng dẫn đến ngành cà phê và hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức như: Tổ chức ngành hàng chưa chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ; sản xuất theo hướng mở rộng về quy mô và số lượng; chưa chú trọng về chất lượng và giá trị gia tăng; diện tích phát triển nhanh, ngoài vùng quy hoạch; thâm canh chưa hợp lý, khoa học; tái canh cà phê gặp nhiều khó khăn, nguồn nước tưới hạn chế... Những vấn đề trên đang là thách thức trước mắt và lâu dài cho chiến lược phát triển bền vững ngành cà phê và hồ tiêu Việt Nam.

Trần Đăng Lâm
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.

Sự kiện