Bùng nổ thị trường công nghệ sinh học động vật châu Á - Thái Bình Dương

Nhóm PV - Thứ Năm, 24/10/2024 , 18:01 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) sẽ giúp hệ thống thú y nâng cao năng lực chẩn đoán sớm, phòng ngừa từ xa với dịch bệnh, nhất là các bệnh mới nổi.

Thị trường CNSH động vật châu Á - Thái Bình Dương được dự báo đạt 12 tỷ USD vào năm 2030. Nguồn: Precedence Research.

Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là là khu vực phát triển thị trường CNSH động vật nhanh nhất, theo Precedence Research. Các quốc gia có kinh tế phát triển nhanh chóng - như Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, đều chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm động vật cao cấp và dịch vụ chăm sóc thú y tiên tiến. 

Thị trường CNSH động vật ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ tăng doanh thu từ 5,5 tỷ USD (năm 2022) lên hơn 12 tỷ USD vào năm 2030, với mức độ tăng trưởng kép hàng năm là trên 10%. Xét về phân khúc, vacxin là sản phẩm tạo ra doanh thu lớn nhất vào năm 2022 do tần suất và mức độ phức tạp của các bệnh động vật ngày càng gia tăng.

Nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin

Bài liên quan

“Việt Nam có thể tự hào là sản xuất được rất nhiều vacxin phòng, ngừa bệnh trên đàn vật nuôi. Nguyên nhân là chúng ta làm chủ được khoa học công nghệ”, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết tại diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” sáng 5/10.

Một số loại vacxin chủ lực được ông Long liệt kê, như vacxin phòng chống cúm trên gia cầm, vacxin Dịch tả lợn Châu Phi, các sản phẩm chống kháng thuốc…

Theo ông Long, các nhóm bệnh trên vật nuôi chủ yếu chia 2 loại: chỉ xuất hiện trên đàn vật nuôi và có thể lây truyền sang người. Vừa qua, một số chủng virus phức tạp đã xuất hiện, như gây cúm A(H5) trên hổ tại Đồng Nai và gây bệnh trên bò sữa tại Lâm Đồng.

Đặc thù của ngành thú y là liên tục tiếp xúc với các mầm bệnh mới, nên cần đẩy mạnh du nhập các sản phẩm công nghệ sinh học mới từ quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong nhóm thị trường lớn về tiêu thụ độc vật. Chính bởi vậy, hệ thống thú y cần có công nghệ cao, đủ sức chẩn đoán sớm, phòng ngừa từ xa với dịch bệnh, nhất là các bệnh mới nổi.

Ngành thú y cần đẩy mạnh du nhập các sản phẩm công nghệ sinh học mới từ quốc tế.

Cục trưởng Nguyễn Văn Long đề xuất một số vấn đề, trong đó nhấn mạnh tới cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển công nghệ sinh học.

“Trình một dự án công nghệ theo cơ chế Nhà nước mất nhiều thời gian, có thể khiến nghiên cứu cơ bản của Việt Nam bị teo tóp”, lãnh đạo Cục Thú y bày tỏ và đề xuất, có một mô hình cởi mở giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để sớm đưa các nghiên cứu tiếp cận thực tiễn, thay vì “cất vào ngăn kéo”.

Với riêng lĩnh vực thú y, ông Long cho rằng không thể thiếu hợp tác quốc tế. Vì vậy, những kỹ thuật tiên tiến về công nghệ sinh học luôn được hệ thống thú y quan tâm, nghiên cứu để đưa vào sử dụng một cách sớm nhất.

Vai trò tái tạo và bảo tồn gen vật nuôi

Bài liên quan

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi đã mang lại những thành tựu đáng kể, từ việc nâng cao năng suất giống vật nuôi đến bảo tồn nguồn gen quý giá.

TS Nguyễn Khánh Vân, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Tế bào Động vật (Viện Chăn nuôi), đã chia sẻ về những thành tựu trong việc tái tạo gen cho vật nuôi. 

Tuy nhiên, TS Vân cũng nhấn mạnh những thách thức trong quá trình nghiên cứu công nghệ sinh học cho ngành chăn nuôi: “Chúng tôi đã thành công trong việc nghiên cứu phôi lợn có khả năng kháng bệnh tai xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo phôi, do thiếu hụt cơ sở vật chất và các trang trại đạt chuẩn để triển khai các bước tiếp theo. Điều này đã hạn chế khả năng ứng dụng nghiên cứu vào thực tế”.

Một khó khăn khác là sau khi nuôi cấy thành công phôi lợn, Viện Chăn nuôi vẫn chưa nhận được hướng dẫn rõ ràng về việc quản lý và chăm sóc con giống, đặc biệt là sau khi dự án kết thúc. Việc không rõ ràng trong quy trình lưu giữ hay xử lý con giống đã gây ra nhiều trở ngại trong việc duy trì và tiếp tục các nghiên cứu về giống vật nuôi.

Công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết. Ảnh: HT.

TS Nguyễn Khánh Vân đối chiếu, trong lĩnh vực trồng trọt, sau khi hoàn thành các đề tài nghiên cứu, hạt giống thường được bảo tồn trong kho thí nghiệm để phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, lĩnh vực chăn nuôi đòi hỏi một cơ chế đặc thù hơn, bởi việc lưu giữ và bảo tồn con giống phức tạp hơn rất nhiều.

Bà Vân đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết. “Chúng ta có thể sử dụng nguyên liệu di truyền đó để tái đàn, đảm bảo không chỉ duy trì được giống vật nuôi chất lượng cao mà còn góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong tương lai”, TS Vân nhấn mạnh.

Nghiên cứu giống thủy sản thiếu tính kế thừa

Bài liên quan

Liên quan ngành thủy sản, PGS.TS Đặng Thị Lụa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản cho biết, công nghệ sinh học (CNSH), đặc biệt là CNSH hiện đại được ứng dụng rộng rãi như công nghệ di truyền phân tử, chọn giống các đối tượng nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu bệnh, phát triển kit chẩn đoán, nghiên cứu mô, phát triển công nghệ lưu trữ, bảo quản đông lạnh các nguồn tinh trùng, công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản…

Việt Nam đã ứng dụng được công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, các chỉ thị phân tử, trong định loại và đánh giá đa dạng di truyền các loài thủy sản, lựa chọn vật liệu ban đầu cho bảo tồn và chọn giống… Tuy nhiên, bà Lụa cũng trăn trở về khó khăn áp dụng CNSH trong thủy sản, như các nghiên cứu không có tính kế tiếp, liên tục trong chọn giống, từ đó gây ra độ trễ trong ứng dụng (ví dụ việc chọn giống cá rô phi, cá chép).

Do đó, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản mong muốn có cơ chế để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản.

Nêu một số thành tựu nổi bật của ứng dụng CNSH trong thủy sản, PGS.TS Đặng Thị Lụa cho biết, nhờ các chương trình chọn giống, kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống (di truyền số lượng) và phương pháp chọn giống hiện đại (di truyền phân tử), loài nuôi thủy sản có những tính trạng ưu việt. Có thể kể đến như: cá tra, cá chẽm, cá rô phi, tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh; cá tra kháng bệnh gan, thận mủ; cá rô phi chịu mặn, chịu lạnh; tôm thẻ chân trắng kháng bệnh.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản mong muốn có cơ chế để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ứng dụng CNSH. Ảnh: Aquaculture Magazine.

Đầu tư nguồn lực cho các nhà khoa học trẻ

Trải qua 15 năm, ngành công nghệ sinh học ngày càng thu hút sự quan tâm của sinh viên. PGS.TS Nguyễn Đức Bách, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, là một trong những sinh viên đầu tiên theo học ngành công nghệ sinh học tại Đại học Khoa học Tự nhiên. “Từ khi còn trẻ, tôi mang trong mình khát khao tạo ra những đột phá, những giống cây trồng và vật nuôi có giá trị thực tiễn và có thể thương mại hóa”, ông Bách bày tỏ.

Bài liên quan

Để thực hiện các nghiên cứu, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển. PGS.TS Bách đề xuất cần có thêm đầu tư, không chỉ vào nhân lực mà còn vào cơ sở vật chất. Các chương trình nghiên cứu cần được đầu tư để các sinh viên có thể triển khai một cách bài bản từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến khảo nghiệm có kiểm soát trong nhà màng.

Hiện nay, nhiều vướng mắc chính sách đã khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tiếp cận với doanh nghiệp. Nhiều dự án có giá trị khoa học cao nhưng không thể được áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Theo ông Bách, các nhà quản lý cần điều chỉnh chính sách để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào sản xuất thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội từ công nghệ sinh học.

Quy mô thị trường công nghệ sinh học động vật toàn cầu ước đạt gần 29 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt khoảng 70 tỷ USD vào năm 2034. Thị trường đang mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ổn định là 9,2% trong giai đoạn dự báo từ 2024 - 2034.

Nhóm PV
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Câu chuyện từ quả tầm bóp*
Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Bà con không chỉ làm nông, bà con có thể làm người kể chuyện của làng. Từ những trái tầm bóp hôm nay, sẽ nảy nở nên một tương lai ngọt lành cho làng quê.

Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi
Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi

Một góc nhìn nhân hậu về ruộng bậc thang của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã đánh thức trong tôi cả một ký ức sống của núi rừng.

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Khát vọng Điện Biên
Khát vọng Điện Biên

Ký sự về một dải biên cương nắng gió, người nông dân bền bỉ trên đồi đất khô cằn, khát vọng thoát nghèo bừng lên thành niềm tin vững chãi con người Điện Biên.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân