Công nghệ sinh học là hướng đi tất yếu, nhưng chúng ta quá chậm!

Nhóm PV - Thứ Tư, 23/10/2024 , 10:19 (GMT+7)

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học (CNSH) xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dân số tăng, nhu cầu an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh.

Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tổ chức sáng 5/10, tại Hà Nội, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.

Cần chiến lược thúc đẩy nghiên cứu công nghệ sinh học

“Điều đáng tiếc là áp dụng CNSH ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng và chưa đạt mục tiêu của Đảng, Nhà nước đặt ra”. Đây là khẳng định của nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng CNSH phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tại Hà Nội ngày 5/10 vừa qua.

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ số, công nghệ AI… cũng là một bước đệm giúp CNSH có thể phát triển mạnh hơn. Do đó, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kêu gọi cần phải có chiến lược đào tạo nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tận dụng xung lực từ CNSH.

Bài liên quan

Đồng tình với TS. Cao Đức Phát, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Hữu Ninh nhận định, nghiên cứu khoa học công nghệ luôn có độ trễ so với thực tế. Những điều chỉnh hôm nay phải nhiều năm sau mới bắt đầu phát huy tác dụng. “Tác động của CNSH, vì thế, tương đối khó cảm nhận”, ông Ninh nói.

Như vậy, cần thiết phải điều chỉnh áp dụng công nghệ tạo ra những giống mới để tạo ra sản phẩm đem lại hiệu quả sản xuất tốt hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực.

Để đảm bảo ứng dụng CNSH tạo ra sự đột phá, những kỹ thuật nhân giống hiện đại, kỹ thuật di truyền và chỉnh sửa bộ gen đã cung cấp các giống mới với các tính trạng mong muốn như tính chịu hạn, kháng bệnh, chống chịu mặn; sử dụng chất dinh dưỡng, tăng năng suất và sức sống tự nhiên, hiệu quả sử dụng nước…

Gần đây nhất, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị đã xác định, xây dựng CNSH trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng.

Trước mắt, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề xuất Bộ NN-PTNT tập trung xây dựng, khai thác tối đa hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm, tập trung vào những công nghệ tế bào, công nghệ nano.

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ bị giảm so với cách đây 10 năm. Một phần nguyên nhân, theo ông Ninh, là rào cản về các cơ chế, chính sách, điển hình là Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định kết quả nghiên cứu thuộc phạm vi đầu tư của ngân sách Nhà nước sẽ được xem là tài sản Nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp thời gian qua kém mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu CNSH.

Kỳ vọng giống sắn kháng bệnh khảm lá

Theo ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Việt Nam với khí hậu nhiệt đới đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sâu bệnh hại, đặc biệt là đối với các loại cây trồng chính.

Các loại sâu bệnh hại ngày càng kháng thuốc mạnh mẽ, gây ra nhiều khó khăn cho nông dân. Ông Dương cho biết, trước đây nông dân có thể phun thuốc bảo vệ thực vật đến 5 lần nhưng vẫn không thể tiêu diệt được sâu, đặc biệt là trong giai đoạn chúng đã phát triển khả năng kháng thuốc.

Trong những năm gần đây, các loại bệnh như bệnh khảm lá sắn, vốn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất sắn trị giá xuất khẩu lên tới 1,4 tỷ USD, cũng đang trở thành mối lo ngại lớn.

Giống HN3 và HN5 không chỉ kháng được bệnh khảm lá, mà còn cho thấy năng suất cao, trữ bột đảm bảo. Ảnh: Trần Trung.

Tuy nhiên, khi các biện pháp sử dụng giống cây trồng chuyển gen (GMO) được áp dụng, đặc biệt là các giống có khả năng kháng sâu bệnh, hiệu quả đã được chứng minh rõ rệt. Một ví dụ điển hình là việc giống ngô kháng sâu đã giúp kiểm soát gần như hoàn toàn sâu keo mùa thu, một loại sâu hại mới gây thiệt hại lớn trong khu vực ASEAN.

Việt Nam đã đưa ra 6 giống sắn kháng bệnh để bảo vệ năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng việc phát triển các giống kháng bệnh không chỉ dừng lại ở khả năng chống chịu sâu bệnh, mà còn phải đảm bảo các yếu tố về năng suất và chất lượng, đặc biệt là hàm lượng tinh bột.

Ông giải thích: “Chúng tôi đặt mục tiêu hàm lượng tinh bột trong sắn phải đạt ít nhất 26%. Nếu giống sắn chỉ kháng bệnh nhưng không đạt hàm lượng tinh bột tiêu chuẩn, hoặc thời gian dự trữ lượng tinh bột trên đồng ruộng quá ngắn, nông dân sẽ không chấp nhận. Vì vậy, việc phát triển giống cây trồng cần phải kết hợp cả khả năng kháng bệnh với các tiêu chí về năng suất và chất lượng. Các giống cây trồng công nghệ sinh học mới sẽ giải quyết được điều đó”.

Ngoài giống sắn, ông Nguyễn Quý Dương cũng đề cập đến tiềm năng ứng dụng công nghệ sinh học đặc biệt công nghệ chỉnh sửa gen, tạo giống kháng sâu bệnh hại cho các loại cây trồng khác như chanh leo, lúa và chuối. Đây là những ngành sản xuất có tiềm năng lớn, nhưng đối mặt với những bệnh hại toàn cầu, và cần giải quyết thông qua việc phát triển giống kháng bệnh.

Ông cho biết, chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) mà Việt Nam đang triển khai đang tập trung vào giải pháp giống kháng và chống chịu, xem đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Khuyến nghị từ CropLife châu Á

Trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách về CNSH trong nông nghiệp. Mục tiêu của phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2030 là phát triển ngành công nghiệp sinh học có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp.

TS Sonny Tababa, Giám đốc Công nghệ sinh học CropLife châu Á đánh giá, cây trồng áp dụng CNSH giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, giúp người dân nâng cao sinh kế, đảm bảo thu nhập, nhất là tại các vùng chưa đảm bảo về nước tưới, vùng sâu, vùng xa.

TS Sonny Tababa - Giám đốc Công nghệ sinh học CropLife Châu Á đưa ra một số khuyến nghị cho Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Trải qua quá trình 10 năm phát triển CNSH, Việt Nam đang trong giai đoạn rực rỡ nhất, theo bà Tababa, bởi đây là quãng thời gian đủ dài để các bên liên quan có những quan sát, nghiên cứu cặn kẽ về các thành tựu đã đạt được.

Bài liên quan

“Công nghệ chỉnh sửa gen đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam”, bà Tababa nhìn nhận và khuyến cáo Việt Nam nên có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện (cả về nông sản lẫn dịch hại) để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Theo đại diện của CropLife, cơ quan quản lý nên là đầu mối tiên phong, đóng vai trò “mở đường” cho CNSH giúp người nông dân có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với công nghệ mới.

Bên cạnh việc tự nghiên cứu về biến đổi gen, TS Tababa đề nghị Việt Nam tham khảo công nghệ, chính sách của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Philippines…

“Khi nhìn vào khung pháp lý của các quốc gia lân cận, CropLife thấy có sự tương đồng với Việt Nam. Tôi tin, các bạn sẽ thu được những kinh nghiệm quý báu khi phát triển CNSH trong tương lai”, bà nhấn mạnh.

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ CNSH hiện đại của khu vực và thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ CNSH ngang bằng các nước tiên tiến.

Nhóm PV
Tin khác
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’

Phú Thọ Không xây chuồng trại, không gây ô nhiễm môi trường. Anh Đức dùng ô tô cũ làm chuồng di động, đưa gà ra đồi kiếm ăn, vừa nuôi gà, vừa làm cỏ, cải tạo đất.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.