| Hotline: 0983.970.780

Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản cho người dân

Thứ Hai 09/12/2024 , 14:43 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường vùng nuôi thủy sản cho người dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Lớp tập huấn thu hút đông đảo người dân tham gia. Ảnh: PC.

Lớp tập huấn thu hút đông đảo người dân tham gia. Ảnh: PC.

Thực hiện nhiệm vụ được Bộ NN-PTNT giao, mới đây, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện III) đã mở lớp tập huấn nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản cho người dân tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Lớp tập huấn thu hút hơn 30 hộ dân đang nuôi trồng thủy sản tại xã Vạn Hưng.

Tại lớp tập huấn, ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện III đã phổ biến các nội dung về một số quy định, kỹ thuật trong nuôi tôm hùm lồng được Cục Thủy sản ban hành, tập trung nội dung bảo vệ môi trường trong nuôi tôm hùm lồng, các hình thức nuôi kết hợp…

Bên cạnh đó, ThS Trâm cũng chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi biển do hoạt động nuôi trồng thủy sản và giải pháp kiểm soát cho người dân. Hướng dẫn, vận động người nuôi trồng thủy sản lồng bè tại địa phương thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường vùng biển trong suốt vụ nuôi, có phương án phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện III tập huấn cho người dân tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Ảnh: PC.

ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện III tập huấn cho người dân tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Ảnh: PC.

Trong đó, ThS Trâm nhấn mạnh việc thả giống nuôi mật độ phù hợp, khoảng cách các lồng nuôi, cách thức chuẩn bị thức ăn, cho ăn, quản lý chăm sóc nhằm hạn chế ô nhiễm mội trường vùng nuôi. Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân hàng ngày thu gom rác thải cũng như thức ăn dư thừa tại khu vực nuôi mang vào bờ xử lý để giữ gìn môi trường nuôi, từ đó hạn chế dịch bệnh, giúp tôm hùm nuôi đạt năng suất cao.

Là một trong những hộ dân xã Vạn Hưng tham gia lớp tập huấn, bà Lê Thị Khương ở thôn Sơn Vinh cho biết, hiện gia đình bà đang nuôi 20 lồng tôm hùm xanh. Sau khi nghe những thông tin phổ biến tại lớp tập huấn của Ths Trâm, bà Khương đánh giá nội dung tập huấn rất bổ ích, giúp người dân giữ gìn vệ sinh môi trường vùng nuôi, nắm vững kỹ thuật nuôi giúp, nâng cao kiến thức, từ đó áp dụng vào quá trình nuôi đạt hiệu quả.

Cùng tham gia lớp tập huấn có ông Mai Đình Cơn (thôn Sơn Vinh, xã Vạn Hưng). Hiện gia đình ông đang nuôi 40 lồng tôm hùm ở khu vực biển Rạn Trào. Ông cho biết, nhờ giữ gìn môi trường nuôi sạch sẽ nên từ trước đến nay tôm hùm của gia đình ông ít xảy ra dịch bệnh.

“Hàng ngày tôi đều lặn xuống các lồng nuôi tôm để thu gom thức ăn dư thừa và tập kết lại cùng với rác thải sinh hoạt và vỏ bao bì đựng thức ăn cho tôm mang vào bờ xử lý để giữ gìn môi trường nước khu vực nuôi của gia đình”, ông Cơn cho hay.

Thức ăn dư thừa, vỏ tôm được người dân thu gom mang vào bờ xử lý. Ảnh: PC.

Thức ăn dư thừa, vỏ tôm được người dân thu gom mang vào bờ xử lý. Ảnh: PC.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Tổ trưởng Tổ hợp tác tôm hùm thôn Sơn Vinh, xã Vạn Hưng cho biết, hiện Tổ hợp tác có 20 thành viên với hơn 530 lồng nuôi tôm hùm. Theo ông Bảy, lớp tập huấn đã giúp bà con bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi, giúp bà con vận dụng tốt vào thực tiễn, đem lại kết quả cao. Nổi bật nhất là ý thức của người dân trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi được nâng cao rõ rệt.

Ông Trần Trung Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh cho biết thời gian qua, địa phương cũng tập trung xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho người dân về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường khu vực vùng nuôi trồng thủy sản.

“Qua lớp tập huấn được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với địa phương tổ chức, đã giúp người dân nắm được kiến thức, có thêm kinh nghiệm trong quá trình triển khai nuôi trồng cũng như công tác bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao được hiệu quả trong quá trình nuôi”, ông Thông nói và cho biết thời gian tới, địa phương mong muốn các tổ chức, đơn vị chức năng liên quan tiếp tục hướng dẫn, tập huấn thêm để người dân nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản cũng như công tác bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất