| Hotline: 0983.970.780

TP Huế: Chủ động nguồn đất làm vật liệu san lấp

Thứ Ba 22/04/2025 , 21:25 (GMT+7)

HUẾ Nguồn khoáng sản làm vật liệu san lấp ở TP Huế, đặt biệt là đất, đang được cơ quan chức năng chủ động trước nhu cầu của các công trình trong giai đoạn đến.

Huyện miền núi A Lưới hiện đang thực hiện đầu tư nhiều công trình trọng điểm, trong đó có các công trình hạ tầng giao thông. Do vậy, nhu cầu sử dụng đất san lấp phục vụ các công trình xây dựng khá lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn chưa được thành phố cấp phép khai thác mỏ vật liệu.

Ông Hồ Dũng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện A Lưới (TP Huế) hy vọng, các ngành chức năng sớm hoàn thiện các thủ tục, đề xuất cấp mỏ đất san lấp nhằm phục vụ vật liệu xây dựng cho các công trình…

Nguồn đất làm vật liệu san lấp tại TP Huế đang được cơ quan chức năng chủ động. Ảnh: Văn Dinh.

Nguồn đất làm vật liệu san lấp tại TP Huế đang được cơ quan chức năng chủ động. Ảnh: Văn Dinh.

Hiện nay, tại TP Huế đang có 13 mỏ đất đang hoạt động, tổng trữ lượng còn lại hơn 23 triệu m3, công suất 3 triệu m3/năm; 13 tổ chức trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất làm vật liệu xây dựng đang hoàn thành các thủ tục để đủ điều kiện khai thác (tổng trữ lượng hơn 50 triệu m3).

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Phúc - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế cho biết, theo Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng TP Huế thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 5/7/2023, trong giai đoạn 2025 - 2030 nhu cầu đất làm vật liệu san lấp phục vụ cho các công trình trọng điểm trên địa bàn khoảng 46,06 triệu m3. Để đảm bảo nhu cầu, ngoài hiện trạng các mỏ đang hoạt động hiện nay thì trữ tổng lượng có thể cung ứng trong thời gian đến là hơn 75 triệu m3.

“Để chủ động cung ứng đất san lấp cho các công trình, trên cơ sở đảm bảo các yếu tố cự ly vận chuyển ngắn, cung ứng kịp thời…; Sở đã và đang tham mưu UBND thành phố tiếp tục thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản để cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các vị trí khác đã được quy hoạch. Ngoài ra, Sở còn chủ động đề xuất các vị trí có thể cung ứng nguồn đất san lấp phục vụ cho thi công các dự án quan trọng quốc gia; công trình khẩn cấp; thi công phòng chống thiên tai khẩn cấp… Như vậy, nguồn đất làm vật liệu san lấp là hoàn toàn chủ động trước nhu cầu của các công trình trong giai đoạn đến”, ông Phúc thông tin.

Kiểm tra hoạt động khai thác các mỏ đất trên địa bàn. Ảnh: Văn Dinh.

Kiểm tra hoạt động khai thác các mỏ đất trên địa bàn. Ảnh: Văn Dinh.

Dự kiến trong khoảng thời gian cuối tháng 5/2025, tại TP Huế sẽ thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền (đợt 1), gồm 1 khu vực đất làm vật liệu san lấp tại xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy, diện tích 36ha, trữ lượng 3,3 triệu m3) và 1 khu vực đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực Bắc Khe Ly thuộc phường Long Hồ (quận Phú Xuân, diện tích 10,70ha, trữ lượng 4 triệu m3).

Cách đây ít ngày, Chủ tịch UBND TP Huế - Nguyễn Văn Phương vừa chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương chủ trì tham mưu tổ chức đấu giá và cấp giấy phép khai thác khoáng sản các mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn thành phố theo Kế hoạch, Quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo nguồn cung và tăng tính cạnh tranh trong cung ứng vật liệu đất đắp; rà soát, bổ sung các mỏ làm vật liệu xây dựng phù hợp nhu cầu theo địa bàn, khu vực, giảm chi phí vận chuyển vật liệu đến chân công trình, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Được biết, hiện Sở Nông nghiệp và Môi trường đang hướng dẫn đơn vị trúng đấu giá mỏ đất đắp trên địa bàn huyện A Lưới khẩn trương thực hiện thủ tục để cấp phép khai thác đảm bảo vật liệu đất đắp trên địa bàn huyện này.

Xem thêm
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại bãi sông Kinh Môn

HẢI DƯƠNG- Mỏ cát san lấp, sét làm gạch ngói tại bãi sông Kinh Môn, thôn Trần Xá, xã Lạc Long, thị xã Kinh Môn được đấu giá trong năm 2025

Chở nước sinh hoạt cấp cho dân khi nhà máy nước ngưng hoạt động

Bình Thuận Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đang tập trung giải quyết nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân, nhất là giai đoạn mùa khô.

Phân cấp triệt để cho địa phương

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên tinh thần phân cấp triệt để cho địa phương, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.