| Hotline: 0983.970.780

Tín chỉ carbon từ dự án JCM sẽ được trao đổi trên sàn giao dịch carbon

Thứ Ba 22/07/2025 , 19:25 (GMT+7)

Bộ NN-MT phối hợp cùng các bên hoàn thiện hành lang pháp lý để tín chỉ carbon từ các dự án JCM sẽ được trao đổi trên sàn giao dịch carbon tại Việt Nam.

Ngày 22/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức Diễn đàn "Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia Cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới sẵn sàng tham gia thị trường carbon tại Việt Nam". 

Diễn đàn công - tư giới thiệu các quy định hiện hành của Việt Nam về thiết lập sàn giao dịch carbon, nguyên tắc và kinh nghiệm xây dựng phương pháp tạo tín chỉ carbon từ cơ chế JCM trong các lĩnh vực tiềm năng, cũng như báo cáo về tình hình triển khai các dự án trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản. 

Phối hợp liên Bộ, hoàn thiện khung pháp lý 

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris, việc xây dựng thị trường carbon trong nước đang được Chính phủ ưu tiên, với nhiều bước đi cụ thể về mặt thể chế và pháp lý.

Theo ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị các điều kiện triển khai thị trường carbon, bao gồm cả khung pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực và tài chính. Trong đó mới nhất, Nghị định số 119/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. 

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, phát biểu khai mạc và chủ trì diễn đàn. Ảnh: KC. 

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, phát biểu khai mạc và chủ trì diễn đàn. Ảnh: KC. 

Bên cạnh đó, một nghị định quan trọng khác liên quan đến giám sát, xác minh và giao dịch tín chỉ carbon do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ được trình Chính phủ xem xét. Văn bản này, khi được ban hành, sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng để thị trường carbon Việt Nam chính thức vận hành vào cuối năm 2025. 

Về cơ chế tín chỉ chung JCM - sáng kiến do Chính phủ Nhật Bản khởi xướng, Việt Nam đã tham gia khung hợp tác song phương này từ năm 2013. Đến nay, JCM đã mở rộng ra 30 nước, với tổng số 256 dự án được triển khai. Việt Nam hiện đã phê duyệt 15 dự án với Nhật Bản, cấp khoảng 35.000 tín chỉ carbon.

"Trong giai đoạn năm 2021-2030 của hợp tác JCM, Việt Nam sẽ cần thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Do đó, cơ chế không chỉ mang ý nghĩa hợp tác song phương, mà còn là công cụ hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu quốc gia về khí hậu một cách hiệu quả và minh bạch", theo lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu. 

Ông Matsuzawa Yutaka - nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường, Cố vấn Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản - nhận định: "Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang trong quá trình phát triển thị trường carbon nội địa và quốc tế. Với nhu cầu lớn từ doanh nghiệp, nguồn cung tín chỉ đáng kể từ các dự án hợp tác cùng khung pháp lý đang dần hoàn thiện, hai quốc gia hội tụ đủ điều kiện để mở rộng và vận hành thị trường tín chỉ carbon".

Mở rộng 4 trụ cột dự án trong cơ chế JCM

Theo Cục trưởng Tăng Thế Cường, các dự án JCM giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tập trung vào lĩnh vực chuyển giao công nghệ sạch và phát thải thấp, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của Việt Nam. "Đây là các dự án đa mục tiêu, không những để đạt mục tiêu Net Zero, mà còn chuyển giao công nghệ cao nhằm giảm phát thải". 

Hiện nay, Nhật Bản đang đề xuất và sẽ mở rộng đầu tư tài chính sang các lĩnh vực phát thải thấp trong nông nghiệp, giao thông xanh, lâm nghiệp và công nghệ thu hồi - lưu giữ carbon (CCUS).

Ông Iio Satoru, Cục trưởng Cơ quan Môi trường Toàn cầu (Bộ Môi trường Nhật Bản), cho biết: “Chính phủ Nhật Bản đang phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua JCM. Tín chỉ carbon tạo ra từ các dự án này không chỉ góp phần giảm chi phí năng lượng xanh mà còn tăng giá trị kinh tế cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam".

Ông Iio Satoru, Cục trưởng Cơ quan môi trường toàn cầu, Bộ Môi trường Nhật Bản, trả lời phỏng vấn với Báo Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Viết Dũng.  

Ông Iio Satoru, Cục trưởng Cơ quan môi trường toàn cầu, Bộ Môi trường Nhật Bản, trả lời phỏng vấn với Báo Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Viết Dũng.  

Theo ông Satoru, để mở rộng quy mô các dự án JCM, cần đảm bảo hai yếu tố chính. Thứ nhất là xây dựng khung pháp lý và quy trình triển khai tại Việt Nam, bên cạnh hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương. Ngoài ra, các quy định, hướng dẫn của JCM cũng cần được điều chỉnh phù hợp với Điều 6 của Thỏa thuận Paris.

Điều quan trọng khác là thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào 4 lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển đổi năng lượng và công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon, mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công triển khai tại Việt Nam. 

Để hỗ trợ quá trình này, từ tháng 4/2025, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một cơ quan mới có tên JCM Agency (JCMA). Toàn bộ quy trình từ xây dựng dự án đến cấp tín chỉ carbon sẽ được đơn giản hóa các bước thủ tục cho các nước đối tác, trong đó có Việt Nam. 

"Việc phát triển và thực hiện dự án JCM luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên. Đây là một hình mẫu hợp tác hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản trong hành trình hướng đến phát triển bền vững và giảm phát thải", ông Matsuzawa Yutaka, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản tái khẳng định.

Xem thêm
Khách hàng Thanh Hóa đổ xô 'săn' ưu đãi chưa từng có để lên đời xe điện VinFast

Những ngày cuối tuần 18-20/7, Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) sôi động hơn bao giờ hết với hàng nghìn người dân đổ về sự kiện 'Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam' do VinFast tổ chức.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

TP HCM gỡ vướng quản lý chất thải rắn sau sáp nhập hành chính

TP HCM cần phải thay đổi phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Nguyên nhân thời tiết khác biệt trong cùng hoàn lưu bão số 3

Sáng 22/7, dù cùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 nhưng thời tiết các khu vực khác nhau lại khác biệt rõ rệt: Có nơi mưa to gió lớn, có nơi lại hửng nắng.

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Quốc hội thông qua 5 đạo luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Sơn La ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định quy định mức giá cụ thể, tối đa đối với một số công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

Bình luận mới nhất