| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản lòng hồ Tuyên Quang bứt phá với cá đặc sản và công nghệ cao

Thứ Ba 18/10/2022 , 16:40 (GMT+7)

Phá bỏ tư duy chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, ngành thủy sản Tuyên Quang dần chuyển sang nuôi quy mô lớn gắn với liên kết chặt chẽ và hướng về thị trường lớn.

1

Các đại biểu tham quan mô hình nuôi cá lồng trên Hồ thủy điện Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Trong chương trình tọa đàm "Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng trên sông, hồ tại huyện Na Hang" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tổ chức mới đây, các đại biểu đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản Tuyên Quang. Địa phương này đang biến ngành thủy sản từ tiềm năng trở thành lợi thế. Các đại biểu cũng đưa ra nhiều giải pháp cũng như kiến nghị, đề xuất các chính sách đồng hành nhằm nâng cao giá trị của nghề thủy sản của tỉnh Tuyên Quang.

Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 2.255 lồng nuôi thủy sản, trong đó trên hồ thủy điện 1.700 lồng, trên sông là 555 lồng. Tỷ lệ lồng nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao tăng từ 31% năm 2017 lên 50% năm 2022 tổng số lồng toàn tỉnh.

Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, Tuyên Quang có tiềm năng lớn đối với việc nuôi cá hồ chứa. Toàn tỉnh có khoảng hơn 600 hồ có thể nuôi được thủy sản, đặc biệt hồ thủy điện Tuyên Quang có diện tích lên đến 8.000ha. Tại vùng lòng hồ có eo ngách, đủ điều kiện để nuôi trồng thủy sản, môi trường nước trong lành. Với hệ thống sông hồ có tiềm năng lớn, tỉnh Tuyên Quang cần tập trung bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tập trung phát triển nuôi cá đặc sản như nheo Mỹ, lăng, chiên, bỗng, dầm xanh, anh vũ…

2

Nghề chăn nuôi thủy sản đang dần khẳng định được vai trò của mình trong cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Cũng theo ông Khôi, mặc dù người nuôi thủy sản ở Tuyên Quang đã có kỹ thuật nuôi nhưng cần phải tiếp tục cải tiến để có quy trình nuôi hiện đại nhất. Tuyên Quang cần thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn để người dân nắm được các quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc thủy sản.

Một điểm sáng của ngành thủy sản Tuyên Quang là hiện nay, nuôi thủy sản không phải để giảm nghèo nữa mà đã hướng tới mục tiêu làm giàu. Thủy sản đặc sản Tuyên Quang đã đến được thị trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... Tuyên Quang cũng đã xây dựng được các chương trình, đề án phát triển thủy sản đặc sản, đây sẽ là điểm nhấn quan trọng, dài hơi để thủy sản Tuyên Quang phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.

Toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 15 sản phẩm được công nhận, xếp hạng OCOP (trong đó có 12 sản phẩm 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao); 2 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu; có 6 cơ sở được chứng nhận VietGAP, các sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Tuyên Quang và siêu thị tại Hà Nội, Phú Thọ.

Chú trọng việc hình thành, duy trì và phát triển các mối liên kết sản xuất, gắn với chế biến, tiêu thụ, đến nay tỉnh đã có 5 doanh nghiệp, HTX và 7 tổ hợp tác nuôi thủy sản lồng bè với quy mô trên 700 lồng nuôi, các đối tượng nuôi chủ yếu là cá chiên, cá lăng, cá bỗng, cá lóc bông, sản lượng hàng năm đạt trên 600 tấn, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

3

Ngành thủy sản đã cho nông nghiệp Tuyên Quang nhiều sản phẩm nông nghiệp tốt. Ảnh: Đào Thanh.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trước đây, người dân Tuyên Quang nuôi cá theo phương pháp truyền thống là chủ yếu. Nhưng từ khi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các đơn vị của Sở NN-PTNT Tuyên Quang xây dựng, triển khai các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nuôi cá lồng bè lòng hồ, nhiều mô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ ở Tuyên Quang đã có hiệu quả và phát triển mạnh.

Qua các chương trình này, đã hướng dẫn bà con từ khi bắt đầu xây dựng lồng bè đảm bảo được độ bền và phòng chống được bão lũ; hướng dẫn đưa các con giống đạt tiêu chuẩn vào nuôi; chế độ thức ăn dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, trọng lượng của cá; hướng dẫn kỹ thuật xử lý môi trường lồng nuôi luôn đảm bảo hạn chế thấp nhất các dịch bệnh phát sinh, hạn chế tỷ lệ hao hụt từ khi nuôi đến khi xuất bán.

Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc thủy sản; xây dựng các mô hình nuôi cá đặc sản; kiến nghị, đề xuất các chính sách để ngành thủy sản của Tuyên Quang phát huy tốt hơn nữa lợi thế của mình và giúp người nông dân làm giàu từ nghề này.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất