| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường sự hiện diện của lực lượng Kiểm ngư trên vùng biển Tây Nam bộ

Thứ Ba 28/11/2023 , 17:58 (GMT+7)

Kiên Giang Sự hiện diện thường xuyên của lực lượng Kiểm ngư trên biển đã giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, đảm bảo an ninh trật tự trên biển và chống khai thác IUU hiệu quả.

Sự hiện diện thường xuyên tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng V trên biển đã giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, đảm bảo an ninh trật tự trên biển và chống khai thác IUU hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Sự hiện diện thường xuyên tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng V trên biển đã giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, đảm bảo an ninh trật tự trên biển và chống khai thác IUU hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Tăng cường hoạt động tuần tra trên biển

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng V, ông Nguyễn Phú Quốc cho biết, trong năm 2023, đơn vị có kế hoạch thực hiện 15 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển. Mỗi đợt kéo dài 18 - 20 ngày bằng tàu kiểm ngư chuyên dụng; kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản trên vùng biển Tây Nam bộ, vùng biển giáp ranh với Indonesia, Malaysia, Thái Lan và vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia.

Trong các chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, lực lượng kiểm ngư thường xuyên phải đối mặt với tình hình thời tiết bất lợi, sóng gió to nên việc tiếp cận các tàu cá gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các tàu cá đều hợp tác, phối hợp dừng tàu để xuồng tiếp cận an toàn. Về phía các chủ tàu và thuyền trưởng, đa phần đã chấp hành, tuân thủ Luật Thủy sản trước khi ra khơi, mang đầy đủ giấy tờ tùy thân và các giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.

Trong quá trình tuần tra, kiểm tra nhận thấy việc chấp hành pháp luật của các tàu lưới kéo tỉnh Kiên Giang hoạt động khai thác thủy sản trong thời gian này tại khu vực giáp ranh, chồng lấn giữa Việt Nam - Thái Lan - Malaisia - Indonesia đã có những chuyển biến tích cực, mang theo tương đối đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Tuy nhiên, số tàu tỉnh Bến Tre có thời gian hoạt động trên biển nhiều tháng chưa về bờ nên vẫn có các lỗi như ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản theo qui định, không có bằng thuyền, máy trưởng theo qui định. Đoàn đã nghiêm túc xử lý, đồng thời hướng dẫn cho các thuyền trưởng cách ghi chép nhật ký khai thác thủy sản cho đủ và đúng.

Xử lý nhiều tàu cá vi phạm

Trong chuyến công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển từ ngày 3-22/10, tàu Kiểm ngư KN-569 đã tiếp cập 57 tàu cá đang hoạt động trên vùng biển Tây Nam bộ. Trong đó, có 39 tàu làm nghề lưới kéo, 6 tàu lưới vây, 4 tàu lưới rê, 5 tàu làm nghề câu và 3 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Qua kiểm tra, đoàn đã lập biên bản và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuỷ sản 8 vụ/8 tàu, với tổng số tiền phạt 71 triệu đồng.

Năm 2023, Chi cục Kiểm ngư vùng V thực hiện 15 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý nhiều tàu cá vi phạm trong quá trình khai thác. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2023, Chi cục Kiểm ngư vùng V thực hiện 15 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý nhiều tàu cá vi phạm trong quá trình khai thác. Ảnh: Trung Chánh.

Các lỗi vi phạm chủ yếu là không có bằng thuyền trưởng theo qui định (tàu cá KG-94625-TS, KG-91813-TS), lỗi vi phạm không có bằng thuyền trưởng và không có bằng máy trưởng theo qui định (tàu cá CM-93777-TS), không ghi đầy đủ Nhật ký khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24m theo qui định (tàu cá BT-97354-TS, BT-93655-TS, BT-93907-TS), không mua bảo hiểm thuyền viên viên làm việc trên tàu cá (tàu cá BT-93399-TS, BT-92875-TS).

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng kiểm ngư đã thực hiện nghiêm túc trong công tác kiểm tra, kiểm soát đối với tàu cá ba không: không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản.

Đoàn công tác không phát hiện các hành vi vi phạm Điều 20 Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ. Đoàn đã tiếp nhận thông tin từ đài bờ về các tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình trong vùng biển Đoàn công tác hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát Đoàn công tác không bắt gặp các trường hợp có trong thông tin đài bờ cung cấp;

Thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy sản theo NĐ42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật nghiêm túc chặt chẽ nhằm giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp, không váo cáo và không theo quy định (IUU), tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Trong quá trình tuần tra, lực lượng Kiểm ngư thường xuyên nắm bắt thông tin từ đài bờ, Chi cục Thủy sản các địa phương Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, trao đổi trực tiếp với các tàu của Chi đội Kiểm ngư thường trực neo tại các khu vực gần đường phân định. Công tác phối hợp, thông tin kịp thời phần nào tăng tính hiệu quả trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trên biển trong lĩnh vực thủy sản.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.