| Hotline: 0983.970.780

Sống khỏe nhờ nuôi cà cuống

Thứ Ba 05/11/2019 , 10:10 (GMT+7)

Đó là anh Cao Nguyễn Đô Lăng ở ấp Hào Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (An Giang).

Anh Lăng là người tiên phong ở tỉnh An Giang thành lập trang trại nuôi con cà cuống thành công trong bể xi măng với số lượng lên đến 4.000 con.
Anh Lăng cho biết, ban đầu chưa biết cà cuống là con gì. Nhưng năm 2016 tình cờ có dịp đi Tây Ninh thăm người bạn thấy người ta nuôi cà cuống đơn giản mà cho thu nhập cao.
Từ đó anh đã mạnh dạn mua 150 con giống về nuôi thử, giá mỗi con cà cuống giống lúc đó là 150.000 đồng/con.
Tuy nhiên lúc đầu chưa có kinh nghiệm nuôi loài vật độc đáo này, tỷ lệ hao hụt khoảng 30% trên tổng số đàn. Sau nhiều ngày tháng mày mò học hỏi qua sách báo, anh đã rút nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi và phát triển đàn đến ngày hôm nay.
Anh Lăng đã nuôi cà cuống được 3 năm. Chuồng nuôi được anh làm bằng bể xi măng, bên trên bể có lưới mắt nhỏ che đậy để cà cuống không thoát ra ngoài được.
Trong hồ nuôi anh bỏ gạch ống và dựng các cây khô nằm cặp tường để cà cuống bám vào đó trú ngụ. Khi đến lúc sinh sản cà cuống tự leo lên cây đẻ trứng.
Bình quân một ổ trứng cà cuống sẽ nở ra từ 100-150 con. Nếu khách mua ổ trứng anh bán giá 600-700 ngàn đồng/ổ. Còn cà cuống bố mẹ giá 150.000 đồng/con, nếu đi giao tận tay cho khách hàng ở trong khu vực ĐBSCL giá 200.000 đồng/con.
Trứng cà cuống sau khi đẻ, anh đem ra ngoài nuôi trong bồn riêng phải luôn giữ có độ ẩm của hơi nước. Sau 4-5 ngày trứng cà cuống tự nở và rớt xuống nước tự sinh sống.
Cà cuống cơ thể hình lá, dẹt giống con gián (nhất là khi non), dài 6-7cm, rộng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, có nhiều vạch đen bóng. Đầu nhỏ, hình tam giác, hai mắt kép to tròn, đen láy, miệng có vài hút nhọn hoắt, luôn quặp xuống bụng.
Thông thường cà cuống từ lúc mới nở đến 45 ngày tuổi sẽ trưởng thành có thể xuất bán. Còn cà cuống nuôi lên thành bố mẹ khoảng 85-90 ngày tuổi là có thể. Đối với con cái sinh sản được 5-6 lần. Dòng đời cà cuống sống khoảng 1,5 -2 năm sẽ chết.
Mực nước trong bể nuôi cà cuống lý tưởng nhất là 0,5m, bình quân 15-20 ngày thay nước một lần. Mỗi bể nuôi từ 100-120 con cà cuống là tốt nhất.
Hiện anh có tổng cộng hơn 27 bể nuôi với kích thước mỗi bể nuôi là 1,5 x 3m, trong đó có 20 bể nuôi cà cuống bố mẹ sinh sản, các bể còn lại dùng để nuôi cà cuống con.
Theo kinh nghiệm nuôi cà cuống của anh Lăng, cà cuống rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 5-10%. Nhưng điều quan trọng trong hồ nuôi phải đảm bảo nước phải sạch, thức ăn luôn phải có trong hồ đầy đủ như ếch con, nhái, nòng nọc, cá con các loại…có thức ăn đầy đủ giúp chúng không ăn thịt lẫn nhau tránh hao hụt.
Hiện tại trại nuôi cà cuống của anh không đủ cung cấp cho thị trường. Khách hàng muốn mua phải đặt trước cả tháng mới đủ số lượng cà cuống giao.
Giá trị của cà cuống là ở tinh dầu. Tinh dầu của con này chủ yếu nằm ở con đực, con cái chỉ có một phần nhỏ. Con cà cuống chủ yếu làm nước mắm, người ta nướng và hấp cánh, sau đó để vô trong chai nước mắm. Con cà cuống có vị the the tựa mù tạt, nhưng thơm mùi quế, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm.
Cà cuống còn gọi là sâu quế, đà cuống.Tên khoa học Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep) là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, phần miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Giá trị nằm ở túi tinh dầu ở phần ngực.
Bình quân mỗi tháng anh xuất bán hàng ngàn con cà cuống, sau khi trừ hết chi phí cho thu lãi từ 25-30 triệu đồng.

 

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất