Theo GSO, sở dĩ căn cứ quân sự tại Missouri đã làm việc này là quan ngại, các camera giám sát được Trung Quốc sử dụng để làm công cụ giám sát quân đội Mỹ.
GSO đã trích dẫn nguồn tin do Sputnik (Nga) cho hay, hệ thống camera giám sát vừa được gỡ bỏ có nguồn gốc TQ do công ty kỹ thuật số Hangzhou Hikvision Digital Technology Co. (Hikvision) ở Hàng Châu, trong đó Trung Quốc nắm giữ 42% cổ phần chế tạo đã được lắp tại căn cứ Fort Leonard Wood (FLW) ở Missouri.
![]() |
Hệ thống camera giám sát có nguồn gốc Trung Quốc tại RLW đã được gỡ bỏ hoàn toàn |
Đại tá Christopher Beck, người đứng đầu căn cứ Fort Leonard Wood cho biết, quân đội Mỹ không coi các camera này (5 chiếc vừa tháo bỏ) là mối đe dọa an ninh, nhưng vẫn quyết định tháo gỡ nhằm “phòng ngừa hơn chữa trị”. Christopher cho biết thêm, các camera vừa tháo gỡ chỉ được dùng vào việc theo dõi giao thông và điểm đỗ xe chứ không dùng cho các khu vực quan trọng.
Hạ viện Mỹ dự kiến tổ chức một cuộc điều trần vào cuối tháng Giêng này để xem xét các mối đe dọa tiềm ẩn từ camera an ninh nước ngoài. " Khi sản phẩm của Hikvision có mặt tại Mỹ, thì chính phủ Trung Quốc có quyền kiểm soát mọi thứ, bất kể trong hay ngoài nước, nhất là cho mục đích gián điệp”, Nghị sĩ Steve Chabot nói với tờ Nhật báo Phố Uôn (WSJ) hôm 12 vừa qua.
Theo IHS Markit, một công ty nghiên cứu hàng đầu thế giới, thì năm 2016, Hikvision có thị phần rất lớn về camera an ninh, đặc biệt là nhóm camera analogue +HD CCTV , camera an ninh mạng và máy ghi âm nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác trên quy mô toàn cầu, trong khi đó cuộc chiến an ninh không gian mạng ngày càng thêm sôi động.
“Ước tính, đến 2020, sẽ có 200 tỷ thiết bị được kết nối và 95% các thiết bị này sẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một khi những công nghệ và thiết bị của Trung Quốc được sử dụng tràn lan, thì an ninh toàn cầu sẽ ra sao, vì vậy việc phòng ngừa là điều cần thiết, không có gì là thừa cả”, IHS Markit nhấn mạnh.