| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm không kháng sinh - hướng đi mới tại Khánh Hòa

Chủ Nhật 19/04/2020 , 17:45 (GMT+7)

Nuôi tôm thẻ an toàn sinh học, không sử dụng thuốc kháng sinh là hướng đi mới của người nuôi tại Khánh Hòa.

Khu nuôi tôm thuộc HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ.

Khu nuôi tôm thuộc HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ.

HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa đang tiên phong khi đồng loạt nuôi tôm theo công nghệ Semi biofloc.

Mô hình nuôi bền vững

Ông Phạm Thanh Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa cho biết, toàn xã có 110 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Những năm trước đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc nuôi tôm của người dân diễn ra không thuận lợi, nhất là nuôi tôm trên ao đất.

“Hầu hết người nuôi tôm trên ao đất trên địa bàn xã không hiệu quả kinh tế cao, nhiều người thiệt hại. Nguyên nhân do người nuôi thả nuôi không theo lịch thời vụ khuyến cáo và một số ít thả giống không có nguồn gốc.

Bên cạnh đó do hệ thống ao nuôi nhiều năm nên mầm bệnh tồn tại trong ao nhiều. Cộng với thời tiết diễn biến thất thường kết hợp với việc xử lý môi trường nước nuôi chưa triệt để, từ đó dễ phát sinh dịch bệnh”, ông Sinh đánh giá và cho biết thêm, để nuôi tôm bền vững hiện địa phương khuyến khích người nuôi áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến như: Công nghệ Biofloc, Semi Biofloc…

Vì các thành viên thuộc HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú áp dụng công nghệ nuôi này rất hiệu quả. Không chỉ tạo ra sản phẩm tôm sạch do quá trình nuôi không dùng chất kháng sinh, mà còn góp phần bảo về môi trường.

Nhờ nuôi tôm an toàn sinh học, không sử dụng chất kháng sinh nên thương lái thu mua rất ứng ý. Ảnh: Kim Sơ.

Nhờ nuôi tôm an toàn sinh học, không sử dụng chất kháng sinh nên thương lái thu mua rất ứng ý. Ảnh: Kim Sơ.

“Bởi quá trình xả nước thải nuôi tôm ra môi trường được các hộ nuôi xử lý bài bản. Cụ thể, ban đầu nước thải ra ao chứa, sau đó đánh vôi xử lý, rồi ra ao nuôi thả cá, trước khi thả trực tiếp ra môi trường. Vấn đề này được cơ quan chức năng chuyên môn đánh giá cao”, ông Sinh bộc bạch.

Kiếm tiền tỷ

Ông Nguyễn Xuân Lê, Chủ tịch HĐQT HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú, cho biết, HTX được thành lập giữa năm 2019 gồm 10 thành viên tham gia, với tổng diện ao nuôi trên 10 ha. Hiện tất các thành viên đều đồng loạt nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ Semi biofloc.

Đây là công nghệ nuôi do ông Lê Minh Chính (xã Ninh Phú), Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú triển khai thành công nhiều năm qua, rồi hướng dẫn các thành viên.

Nhiều hộ nuôi của HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú kiếm tiền tỷ/năm. Ảnh: Kim Sơ.

Nhiều hộ nuôi của HTX Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú kiếm tiền tỷ/năm. Ảnh: Kim Sơ.

Theo anh Lê Minh Chính, công nghệ nuôi tôm Semi biofloc được anh học hỏi từ Thái Lan, kết hợp nghiên cứu tài liệu dịch “Thực hành công nghệ Biofloc” của PGS.TS Hoàng Tùng và nhóm nghiên cứu ở ĐH Quốc gia TP.HCM.

Từ năm 2014 đến nay, anh vừa áp dụng vừa nghiên cứu cho phù hợp với thực tế từng vụ, nay đã hoàn thiện bài bản. Đồng thời áp dụng nuôi tôm theo 3 giai đoạn nên giá thành chỉ mất khoảng 60 ngàn đồng đã nuôi tôm đạt 100 con/kg.

Anh Chính giải thích: Công nghệ Semi Biofloc là làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo. Còn Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

Từ đó, tôm nuôi mau lớn, kiểm soát được dịch bệnh, sản phẩm đảm bảo ATTP. Nhờ vậy khi các thành viên thu hoạch tôm chỉ cần gọi là thương lái là đến ngay và họ rất tin tưởng vào sản phẩm, không cần test kháng sinh.

Cũng theo anh Chính, để nuôi tôm theo công nghệ này các ao nuôi đều lót bạt nền đáy và bờ ao kết hợp hệ thống xi phông tự động. Khu nuôi phải có ao chứa nước nước và ao xử lý chất thải bài bản. Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, phải đầu tư máy phát điện, khu nuôi cây vi sinh dùng hỗn hợp nước, mật rỉ đường, vi sinh… tạo biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi…

Vì vậy, chi phí đầu tư cho 1ha khoảng 1 tỷ đồng (bao gồm công trình và thiết bị). Mặc dù chi phí cao nhưng quy trình này giúp người nuôi an toàn, hiệu quả hơn và mang tính bền vững cao.

Ông Nguyễn Xuân Lê đánh giá, công nghệ nuôi tôm này giúp các xã viên kiểm soát được dịch bệnh trên tôm khoảng 70-80% so và tỷ lệ thành công lên đến 80% so với nuôi trong ao đất. Nhờ vậy, nhiều thành viên nuôi tôm thuộc HTX kiếm tiền tỷ/năm.

Như gia đình ông Lê với tổng diện tích khu nuôi trên 1,2 ha, trong đó 6.000 m2 ao nuôi. Từ khi áp dụng công nghệ nuôi này mỗi năm nuôi 3 vụ ông thu hoạch với sản lượng khoảng 50 tấn/năm. Sau khi trừ chi phí, ông lãi trên 1 tỷ đồng/năm.

Với hiệu quả nuôi tôm thẻ an toàn sinh học theo công nghệ Semi biofloc, hiện một số hộ trên địa bàn tiếp tục học hỏi lẫn nhau để nhân rộng. Mặt khác, nhiều hộ nuôi tôm trên ao đất họ cũng muốn áp dụng công nghệ nuôi này, tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu lớn, từ tiền tỷ trở lên nên quá khả năng tài chính. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hộ nuôi vay vốn để đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

(Ông Phạm Thanh Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phú)

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất