Thứ Năm, 3/7/2025 23:34 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nhớ trường, nhờ thày, nhớ trò

Thứ Sáu 17/04/2020 , 09:29 (GMT+7)

Trường học tạm nghỉ - một kì nghỉ dài chưa từng thấy. Mà cũng không biết khi nào dịch sẽ kết thúc.

Những kì thi đang chờ phía trước, và còn hàng loạt bài học trong chương trình...

Cái khó ló cái khôn. Nghỉ dịch Covid-19 đã tạo nên hình thức dạy - học mới theo phương châm: Giáo viên không đi dạy, học sinh không đến trường không có nghĩa hết học. Thày, trò tranh thủ tận dụng tất cả các tiện ích của Facebook, Zalo, Gmail, Zoom để tiếp tục.

Giải pháp này sẽ giúp giáo viên, học sinh không lãng phí thời gian trong kì nghỉ, sẽ giải quyết khó khăn trước mắt việc nhà trường tạm đóng cửa.

Nhưng việc học online có nhiều cái khó. Đặc biệt với những học sinh lớp nhỏ, chưa có / chưa dùng tài khoản online, nhiều em thiếu thiết bị nên tham gia không nhiều. Chưa kể việc thày trò không gần gũi nên khó truyền giảng, khó quản lí.

Nhiều người lo ngại chuyện giáo viên và học sinh tương tác kém, hiệu quả của dạy - học online khối phổ thông liệu có thực chất?

Đúng là không thể đòi hỏi cao kết quả dạy học online được. Học sinh THPT gần như 100% các em đã có thiết bị để học online nhưng cái đặc biệt quan trọng mà các em lại thiếu đó là tinh thần học tập. Tinh thần học tập đã không có (hoặc có ít) thì nói gì đến tự học.

Mà học online yêu cầu tính tự giác và năng lực tự học phải rất cao. Ngày thường lên lớp, giáo viên phải nhắc rã họng, có khi còn phải to tiếng mà bây giờ ngồi học từ xa, thiệt là quá khó.

Nhưng sự thể đâu còn cách nào hiệu quả hơn, vậy là ra sức kêu gọi học sinh, vận động phụ huynh cùng phối hợp để việc học online suôn sẻ hơn, và có kết quả ít nhiều - chỉ mong vậy.

Ngày hôm qua, tôi nhận được một bức ảnh từ đồng nghiệp. Anh chụp gửi tôi toàn màn hình cuộc trò chuyện giữa thày giáo và học trò. Bên dưới ghi, chỉ một câu của học trò mà thày giáo cảm thấy vui, khao khát muốn chia sẻ với ai đó.

Tôi hiểu cảm giác này, cảm giác tình yêu thương được cho đi - nhận về. Thày giáo dồn tâm huyết của mình vào bài học online, thể hiện sự lo lắng của mình bằng lời nhắn.

Và học trò đã hiểu được thứ ngôn ngữ tưởng chỉ xã giao đó. Các em, như lời động viên ngược, dặn thầy cô an tâm, tụi em không đi đâu, chỉ ở nhà và cố gắng học.

Không quy ước mà như một công thức tự nhiên của bản năng thày - trò, dưới mỗi bức thư điện tử, cả thày và trò đều ghi: Thày cô (các em) nhớ giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch. Nhớ thầy cô (các em) rất nhiều, mong sớm ngày trở lại trường!

Câu này mới nghe qua tưởng lẽ thường xã giao nhưng với người trong cuộc thì trào dâng cảm xúc. Đó là hạnh phúc khi tình thày trò được thể kín đáo trong hoàn cảnh cách ly xã hội hiện nay.

Xem thêm
Công an Hà Nội vào chung kết Cúp Quốc gia 2024/2025

Tối 26/6, Công an Hà Nội giành quyền vào chơi trận chung kết Cúp Quốc gia 2024/25 sau chiến thắng 3-1 trước Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Bùng nổ mùa hè với Lễ hội ‘Tận hưởng Đà Nẵng 2025’

Lễ hội 'Tận hưởng Đà Nẵng 2025' cộng hưởng cùng DIFF, Liên hoan phim châu Á... tạo chuỗi sự kiện mùa hè đặc sắc, mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho du khách.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất