| Hotline: 0983.970.780

Ngành dệt may: Sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để gia tăng giá trị và bảo vệ môi trường

Thứ Sáu 02/08/2024 , 11:23 (GMT+7)

Theo Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ giải quyết khâu yếu hiện nay là xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó còn giúp đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp - doanh nhân

Ngành dệt may: Sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để gia tăng giá trị và bảo vệ môi trường

Quyết Thắng {Ngày xuất bản}

Theo Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ giải quyết khâu yếu hiện nay là xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó còn giúp đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Tại hội thảo “Giải pháp kỹ thuật số Style 3D cho ngành may mặc” diễn ra gần đây, Phó Chủ tịch VITAS Trương Văn Cẩm cho biết nếu như năm 2001, khi Việt Nam bắt đầu thực thi hiệp định thương mại song phương với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,6 tỷ USD thì đến 2022 đã đạt trên 44 tỷ USD, gấp 22,6 lần. Bình quân, toàn ngành tăng trưởng hơn 20%/năm.

Hiện nay, hơn 85% năng lực sản xuất của ngành dành cho xuất khẩu nên ngày càng đối diện với rất nhiều thách thức tới từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ,...

1(1).jpg
Hội thảo “Giải pháp kỹ thuật số Style 3D cho ngành may mặc”

Bên cạnh đó, khi tham gia xuất khẩu, những biến động của thị trường thế giới đều tác động đến ngành dệt may. Đơn cử như trước đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 39 tỷ USD nhưng năm 2020 giảm còn 35 tỷ USD hay xung đột Nga-Ukraine, năm 2023 xuất khẩu dệt may đã giảm gần 11% so với năm 2022,...

Không chỉ vậy, Phó Chủ tịch VITAS cũng chỉ ra hiện các thị trường nhập khẩu của ngành dệt may đang đặt ra nhiều yêu cầu rất khắt khe như: EU ban hành Chiến lược dệt may bền vững, thay đổi nhu cầu thời trang bền vững thay cho thời trang nhanh cùng yêu cầu thiết kế sinh thái; sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần.

Dù vậy, ông Trương Văn Cẩm đánh giá cơ hội đối với ngành hàng may mặc vẫn rất lớn. “Ngoài Hiệp định song phương với Mỹ, còn 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP đang trong quá trình giảm thuế về 0%, sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cũng như mở rộng quy mô thị trường”, ông nói.

2(1).jpg
Thời trang nhanh đang dần bị loại bỏ

Thêm nữa, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, với định hướng tiếp tục phát triển toàn ngành đạt tốc độ 6,5 - 6,8%/năm và định hướng doanh nghiệp tự túc nguyên phụ liệu; sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình…

“Đây là những định hướng quan trọng cho ngành dệt may, đòi hỏi các doanh nghiệp cần ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ để giải quyết khâu yếu của ngành là xây dựng thương hiệu”, ông Trưởng Văn Cẩm nêu vấn đề.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, ứng dụng những giải pháp của các nhà cung cấp chuyên nghiệp sẽ rút ngắn thời gian, đưa doanh nghiệp dệt may đến đích nhanh hơn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may.

Ngoài ra, ngành dệt may cũng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ để tìm ra các giải pháp phát triển môi trường, phát triển bền vững. Bởi môi trường xanh không chỉ là cây xanh mà đòi hỏi đầu tư vào các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị, nguồn lực,… Trong đó, một số giải pháp như thu hút các dự án dệt, nhuộm hoàn tất công nghệ cao, đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường,…

Xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may, vì thế cần tích ứng sản phẩm tuần hoàn vào sản phẩm dệt may. Chính phủ cần đồng hành cùng doanh nghiệp để xây dựng “chiến lược xanh hoá”, đầu tư các nhà máy có hạ tầng đạt các chuẩn mực đánh giá của các nhãn hàng về nước thải, khí thải, năng lượng tái tạo.

Xem thêm
Xuất khẩu viên nén Việt Nam gặp lực cản kép

Ngành viên nén đối mặt nguy cơ chững lại do chính sách siết của Nhật Bản và giá đầu ra bấp bênh từ Hàn Quốc, trong khi nội lực về nguyên liệu chưa ổn định.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Bộ Tài chính chốt bàn giao tài sản công cấp huyện trong tháng 6

Việc bàn giao trụ sở, hồ sơ... sau sáp nhập đơn vị hành chính đang bước vào giai đoạn nước rút, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh lại bậc lũy tiến thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế lũy tiến, giảm trừ gia cảnh và cách tính thu nhập chịu thuế sẽ được Bộ Tài chính sửa đổi toàn diện, sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Bình luận mới nhất