| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn đầu cơ lúa gạo

Thứ Hai 21/08/2023 , 17:58 (GMT+7)

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các đầu cơ mặt hàng gạo.

Bộ Công thương chỉ đạo ngăn chặn các hành vi đầu cơ lúa gạo và buôn bán gạo không rõ nguồn gốc.

Bộ Công thương chỉ đạo ngăn chặn các hành vi đầu cơ lúa gạo và buôn bán gạo không rõ nguồn gốc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

Trong đó, có yêu cầu các Cục Quản lý thị trường địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt tình hình thị trường, diễn biến cung - cầu, giá bán của mặt hàng gạo nhằm xây dựng phương án kiểm tra, giám sát và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần ổn định thị trường.

Cụ thể, Tổng cục Quản lý thị trường giao các Cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường theo dõi sát thị trường giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm gàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

"Toàn lực lượng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; đặc biệt đối với mặt hàng gạo nhằm góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững", đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết.

Tổng cục chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ; phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi sát thị trường giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ và các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường đối với mặt hàng gạo.

Được biết, thời gian qua, các Cục Quản lý thị trường địa phương đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng gạo, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Điển hình như trong tháng 9/2022, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 huyện Mỏ Cày Nam do Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre chủ trì phát hiện, tạm giữ 29,4 tấn gạo Ấn Độ tại một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.

Mới đây nhất, đầu tháng 7/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre kiểm tra cơ sở kinh doanh gạo tại xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Qua đó, phát hiện, tạm giữ 52 tấn gạo trắng nhập khẩu từ Ấn Độ không có nhãn phụ bằng tiếng Việt; với tổng trị giá hàng hóa là trên 600 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là buôn bán, kinh doanh gạo mà trên bao bì không có thông tin xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa; không niêm yết giá; nhập lậu.

Xem thêm
Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.