| Hotline: 0983.970.780

Laudato si'- thông điệp môi trường của Đức Giáo hoàng Francis

Thứ Tư 23/04/2025 , 07:34 (GMT+7)

Được ca ngợi như tác phẩm quan trọng nhất của thời đại, thông điệp Laudato si' đánh dấu lần đầu Đức Giáo hoàng viết về môi trường, tạo làn sóng xanh trên toàn thế giới.

Giáo hoàng Francis là tác giả của Laudato si', thông điệp về môi trường có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ảnh: Phong trào Laudato si'. 

Giáo hoàng Francis là tác giả của Laudato si', thông điệp về môi trường có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ảnh: Phong trào Laudato si'. 

Trong suốt 12 năm trị vì, Đức Giáo hoàng Francis đã ban hành nhiều thông điệp, tông huấn và thư ngỏ, nhưng không có tác động nào lớn như Laudato si', thông điệp về môi trường mà ông đã công bố lần đầu vào năm 2015, theo Vatican.

Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã khen ngợi văn kiện này vì “tiếng nói đạo đức”, còn tiểu thuyết gia người Ấn Độ Pankaj Mishra coi đây “có thể là tác phẩm phê bình trí tuệ quan trọng nhất trong thời đại chúng ta”.

Không chỉ dừng lại ở khía cạnh trí tuệ, Laudato si' còn có tác động sâu rộng đến chính sách toàn cầu. Thông điệp này được cho là đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng sự đồng thuận tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015 ở Paris, khi 196 quốc gia đã ký một hiệp ước cam kết giữ mức nóng lên toàn cầu dưới 2°C. 

Thông điệp chứa đựng những suy tư thần học sâu sắc, đôi khi mang sự lãng mạn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, nhưng cũng kêu gọi hành động chính trị cấp tiến để bảo vệ môi trường.

Đức Giáo hoàng viết rằng: “Vũ trụ mở ra trong Thiên Chúa, Đấng lấp đầy nó hoàn toàn. Có ý nghĩa huyền bí được tìm thấy trong một chiếc lá, trong một con đường mòn trên núi, trong một giọt sương, trên khuôn mặt của một người nghèo. Đứng kinh ngạc trước một ngọn núi, chúng ta không thể tách biệt trải nghiệm này khỏi Thiên Chúa”.

Những suy ngẫm sâu sắc này đã dẫn đến việc Giáo hoàng Francis lên án “chính trị hiện đại chỉ quan tâm đến kết quả tức thời và mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn”. Ngài nhấn mạnh, điều chúng ta cần là cách suy nghĩ mới về con người, cuộc sống, xã hội và mối quan hệ với thiên nhiên.

Nữ tu sĩ ở Zambia trồng cây xanh theo lời kêu gọi của Giáo hoàng Francis. Ảnh: Vatican.

Nữ tu sĩ ở Zambia trồng cây xanh theo lời kêu gọi của Giáo hoàng Francis. Ảnh: Vatican.

Một trong những điểm cốt lõi của Laudato si’ là khái niệm “sinh thái toàn diện”, quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu không thể tách biệt khỏi các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế ngày nay.

Đức Giáo hoàng cũng đề cao sự phát triển toàn diện của con người lên trên tăng trưởng kinh tế và tiến bộ kinh tế. Trong khi tăng trưởng là quan trọng, ông lập luận, chúng ta phải đảm bảo tăng trưởng được thúc đẩy song song với những giá trị khác, bao gồm bảo vệ thế giới tự nhiên, duy trì văn hóa nhân loại, quan tâm đến người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương, cũng như chăm sóc đời sống động vật.

Một trong những kết quả chính của Laudato si' là sự gia tăng đáng kể các hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Công giáo. 

Nhiều tổ chức môi trường Công giáo mới đã được thành lập để hưởng ứng thông điệp này, từ Phong trào Laudato Si' toàn cầu đến Viện nghiên cứu Laudato Si' tại Đại học Oxford. 

Một số tổ chức từ thiện của Giáo hội Công giáo đã mở rộng hoạt động để giải quyết các vấn đề môi trường. Thậm chí, một bài báo năm 2019 trên tạp chí Biological Conservation (Bảo tồn Sinh học) cho thấy Laudato si' đã góp phần làm tăng mối quan tâm về môi trường trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia Công giáo.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Từ du lịch xanh đến đô thị xanh ở Ai Cập

Nằm giữa dãy núi Sinai và Biển Đỏ, Sharm El-Sheikh đã chuyển mình từ một làng chài yên tĩnh thành đô thị xanh bền vững cho ngành du lịch của Ai Cập.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.