| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát hoạt động khai thác du lịch ở rạn san hô

Chủ Nhật 27/02/2022 , 08:36 (GMT+7)

Khai thác du lịch tại các vùng rạn san hô ở Bình Định cần được kiểm soát để tránh hệ sinh thái quá tải khi mật độ khách lặn ngắm quá đông làm suy thoái…

Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã làm việc với ngành chức năng Bình Định và đại diện các tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Quy Nhơn nhằm rà soát, đánh giá những vướng mắc khi thực hiện công tác đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản đã làm việc với đại diện Hiệp hội Thủy sản Bình Định, Chi cục Thủy sản Bình Định và 15 thành viên trong tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của 4 xã, phường ven vịnh Quy Nhơn (Bình Định) là các xã Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng thuộc Thành phố Quy Nhơn.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (đứng) làm việc với ngành chức năng Bình Định về công tác bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (đứng) làm việc với ngành chức năng Bình Định về công tác bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô. Ảnh: V.Đ.T.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, với hơn 36.000 ha diện tích mặt biển, vịnh Quy Nhơn được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các hệ sinh thái, có tiềm năng đa dạng sinh học cao, gồm thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng triều và đáy mềm lân cận.

Theo nghiên cứu của ngành chức năng, vịnh Quy Nhơn có 720 loài thuộc 353 giống và 161 họ của 7 nhóm sinh vật chính và có khoảng 152 ha rạn san hô phân bố ven bờ và các đảo. Quanh các rạn san hô còn có 16 bãi giống thủy sản, trong đó có 3 bãi đẻ của mực lá, ốc gai và 13 bãi ươm giống của ghẹ, tôm hùm giống, hải sâm, cá giò, cá mú...

Từ cuối năm 2018 đến nay, Bình Định đã thành lập 11 mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản (viết tắt là mô hình đồng quản lý) của 20 xã, phường ven đầm, ven biển với khoảng 500 thành viên tham gia. Trong đó có 3 mô hình lớn là mô hình đồng quản lý đầm Trà Ổ, mô hình khu vực Bắc đầm Thị Nại và mô hình khu vực biển vịnh Quy Nhơn.

Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định, từ sau khi xuất hiện mô hình đồng quản lý, chính quyền các địa phương ven biển đã quan tâm hơn trong công tác quản lý nguồn lợi thủy sản; trong đó có công tác xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức tuyên truyền; hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước và các quy ước, quy chế cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản.

Công tác tuần tra phòng chống khai thác thủy sản bằng nghề cấm cũng được quan tâm hơn và đã kịp thời phát hiện, xử lý những hoạt động thủy sản trái phép như lấn chiếm mặt nước khoanh nuôi thủy sản trái phép, bơm hút thủy sản...

Tổ cộng đồng của xã Nhơn Hải (Thành phố Quy Nhơn, Bình Định) thả phao tiêu khoanh vùng bảo vệ vùng lõi. Ảnh: V.Đ.T.

Tổ cộng đồng của xã Nhơn Hải (Thành phố Quy Nhơn, Bình Định) thả phao tiêu khoanh vùng bảo vệ vùng lõi. Ảnh: V.Đ.T.

“Đặc biệt, cộng đồng ngư dân đã có chuyển biến về nhận thức, chấp hành tốt các quy định pháp luật và quy ước, quy chế của địa phương; tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm”, ông Bình cho hay.

Đại diện của 4 tổ chức cộng đồng thuộc 4 xã, phường của Thành phố Quy Nhơn đã cho đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản biết nhiều kết quả tốt trong thực hiện đồng quản lý như hệ sinh thái rạn san hô được phục hồi tốt và thành lập được Quỹ cộng đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức cộng đồng cũng đề cập nhiều vấn đề nan giải như tàu giã cào khai thác cận bờ, vướng mắc về việc huy động Quỹ cộng đồng từ các doanh nghiệp khi khai thác tại khu bảo vệ san hô và nhất là vấn đề giải quyết mâu thuẫn xung đột trong khu vực khoanh vùng bảo vệ.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, công tác triển khai đồng quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thuỷ sản 2017 mà mô hình đồng quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô ở vịnh Quy nhơn do các tổ chức cộng đồng 4 xã, phường thực hiện rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, để xử lý các vướng mắc còn khá nan giải.

Theo ông Luân, Bình Định cần nâng cao ý thức hơn nữa của cộng đồng, du khách, cơ quan quản lý nhà nước trong việc chung tay bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, việc khai thác du lịch trong khu vực khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải (Thành phố Quy Nhơn) cần được kiểm soát chạt chẽ để tránh hệ sinh thái quá tải khi mật độ khách lặn ngắm quá đông làm suy thoái rạn như đã xảy ra tại Nha Trang (Khánh Hòa).

Khai thác du lịch tại các vùng rạn san hô ở Bình Định cần được kiểm soát để tránh hệ sinh thái quá tải khi mật độ khách lặn ngắm quá đông làm suy thoái. Ảnh: V.Đ.T.

Khai thác du lịch tại các vùng rạn san hô ở Bình Định cần được kiểm soát để tránh hệ sinh thái quá tải khi mật độ khách lặn ngắm quá đông làm suy thoái. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Luân, Bình Định cần sự chung tay phối hợp của các bên liên quan như Chi cục Thủy sản, Biên phòng tỉnh trong việc sự lý tàu giã cào và các vi phạm khác trong đánh bắt thủy sản ven bờ, đồng thời tăng cường tuần tra kiểm soát tại các khu vực được giao thực hiện đồng quản lý. Chi cục Phát triển nông thôn và Sở Du lịch Bình Định cần phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường biển trong xây dựng nông thôn mới.

“Việc hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý là trách nhiệm của chính quyền và của Sở NN-PTNT Bình Định. Do đó, khi có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức cộng đồng cần kịp thời phản ánh cho UBND xã, phường, UBND Thành phố Quy Nhơn và Sở NN-PTNT để được hỗ trợ. Việc xây dựng Quỹ cộng đồng cần phải kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp địa phương, trong đó có các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản khi họ đã hưởng lợi từ tài nguyên nguồn lợi thủy sản”, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề nghị.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất