| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục rau màu chết rũ

Thứ Tư 27/07/2016 , 13:52 (GMT+7)

Hiện tượng rau màu chết rũ, nhất là các cây họ cà, họ bầu bí tại các vùng chuyên canh xảy ra rất phổ biến. Nguyên nhân do hệ rễ cây bị các vi sinh vật gây hại (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng).

Vi khuẩn héo xanh và nấm gây chết rũ trong đất trồng nhiều vùng chuyên canh tồn tại với số lượng rất lớn. Kết quả là do hệ sinh thái đất trồng bị phá vỡ (vi sinh vật có ích bị tiêu diệt) bởi nông dân lạm dụng phân bón hóa học và thoát ly phân hữu cơ.

Mặt khác, việc sử dụng thuốc BVTV với số lượng lớn, các loại hóa chất trong sinh hoạt, khu công nghiệp thải ra môi trường đất, nước… khiến cho PH đất ở dạng axit (đất chua) là lý do để vi khuẩn, nấm, tuyến trùng có hại trong đất phát sinh, phát triển mạnh và gây hại bộ rễ cây trồng.

Nông dân không thể cứ tìm loại thuốc đặc trị nào để tưới gốc cho cây khỏi bệnh. Biết được nguyên nhân sâu xa trên thì người trồng rau màu cần phải có biện pháp dần khắc phục cho đất để hệ sinh thái đất trồng được cân bằng. Các biện pháp đó là:

+ Tăng cường nguồn phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh thay thế cung cấp cho cây trồng, hạn chế bón phân hóa học và tuyệt đối không nên lạm dụng phân hóa học để khai thác cây trồng quá mức.

+ Bổ sung thường xuyên nguồn vi sinh vật có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) qua các vụ để hạn chế vi sinh vật có hại phát triển đồng thời giúp cây phát triển hệ rễ tốt hơn đồng nghĩa rằng cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi hơn.

+ Tận dụng nguồn tàn dư cây trồng (lúa, rau màu) tiến hành ủ mục làm nguồn hữu cơ cho đất để tăng độ tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí…

+ Nếu có điều kiện thì nên chuyển đổi 1 vụ lúa/năm thay vì phát triển rau màu quanh năm để hạn chế lượng vi khuẩn héo xanh trong đất.

+ Khi sử dụng phân hóa học cho rau màu cần ưu tiên loại phân tổng hợp NPK+TE thay vì sử dụng phân đơn phối trộn. Tuyệt đối không bón đạm riêng lẻ cho cây trồng.

+ Chế độ nước tưới cần điều chỉnh sao cho phù hợp đối với từng loại cây, từng thời kỳ. Không nên để tình trạng quá thiếu hay thừa nước trong ruộng. Độ ẩm đất trồng cần duy trì 75 - 80%.

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

'Xe duyên' cho cặp đôi mắc ca - cà phê

Kon Tum Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mắc ca đang dần trở thành cây trồng chủ lực của huyện Đăk Tô và ngày càng được nhiều người dân mở rộng diện tích.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàu Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Đây là nội dung quan trọng trong Biên bản ghi nhớ vừa được ký kết giữa Hội Thủy sản Việt Nam và Công ty Kunihiro Inc (Nhật Bản).

Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Huyện Bình Liêu hiện có 690 ha trồng quế, việc phát triển cây quế đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, với thu nhập bình quân đạt 75 triệu năm 2024.