| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị thường niên của Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam

Thứ Tư 13/12/2017 , 12:05 (GMT+7)

Sáng nay 13/12, tại tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Hội nghị thường niên của Ban điều phối ca cao Việt Nam (VCC), tổng kết hoạt động năm 2017 và phương hướng năm 2018, do Trung tâm Khuyến Nông quốc gia – Ban điều phối ca cao Việt Nam tổ chức. 

 Hội nghị thường niên Ban điều phối ca cao Việt Nam

* Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị lần 21 ca cao ASEAN năm 2018

Tham gia hội nghị có đại diện của Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, Cục trồng trọt, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyện, Sở NN-PTNT các tỉnh có trồng ca cao và các DN thu mua ca cao.

Theo VCC, diện tích ca cao Việt Nam hiện đạt 11.559 ha, tập trung chủ yếu tại 3 vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL; trong đó những tỉnh có diện tích ca cao đứng đầu là Đắk Lắk với 2.052 ha; Tiền Giang 1.337 ha; Vĩnh Long 1.419 ha. Diện tích ca cao đang cho thu hoạch chiếm khoảng 70% và diện tích trồng xen chiếm khoảng trên 90%. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu trồng xen cây điều, còn tại ĐBSCL trồng xen dừa và cây ăn quả.

 

Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao

Từ năm 2013 đến nay diện tích ca cao liên tục giảm, so với năm 2012 (diện tích ca cao đạt cao nhất) đã giảm tới 56%, nguyên nhân do giá ca cao biến động xuống thấp, hiện đang ở mức 4.500 -5.000 đ/kg, trong khi giá của một số cây trồng cạnh tranh trực tiếp như bưởi da xanh, dừa, tiêu…lại tăng cao gấp nhiều lần. Do vậy, một số vùng  nông dân đã tự đốn bỏ cây ca cao để chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Trong năm 2018, Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị lần 21 ca cao ASEAN, do vậy  VCC sẽ tập trung vào công tác thống kê chính xác lại diện tích ca cao, xây dựng các mô hình để các đoàn khách quốc tế sẽ tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Hơn nữa, thông qua đó sản phẩm ca cao Việt nam cũng có dịp quảng bá về vùng trồng cững như chất lượng ra khu vực và thế giới. Đồng thời, năm tới VCC sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ các địa phương phát triển ca cao theo hướng chất lượng, trên cơ sở thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân. Đồng thời, phát triển ngành hàng ca cao theo chuỗi, từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ...

 Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao

 

Xem thêm
Thái Lan tăng sức cạnh tranh cho sầu riêng bằng vận tải đường sắt

Xuất khẩu sầu riêng của nước này sang Trung Quốc được đầu tư, nhằm giảm chi phí logistics, khí thải, cũng như duy trì vị thế trước các đối thủ cạnh tranh.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Tập đoàn TH chính thức vận hành nhà máy sữa tươi tại Liên bang Nga

Ngày 11/5, Tập đoàn TH chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga, đánh dấu những hộp sữa TH true MILK đầu tiên sản xuất ở Nga.

Thúc đẩy tín dụng xanh ‘mở đường’ chuyển đổi xanh ở các khu công nghiệp

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ sự hình thành, nhân rộng các khu công nghiệp xanh, góp phần để Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.