| Hotline: 0983.970.780

Heo bệnh phải tiêu hủy, lại đóng dấu đã kiểm soát giết mổ của thú y

Thứ Ba 03/06/2025 , 17:16 (GMT+7)

HẬU GIANG Đại diện C.P Việt Nam và cơ sở giết mổ nói phát hiện heo không đảm bảo đã tiêu hủy, nhưng hình ảnh lại có dấu đã kiểm soát giết mổ của ngành thú y.

Ngày 2/6, qua kiểm tra, đoàn liên ngành của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hậu Giang đã xác định, nguồn gốc hình ảnh heo bệnh đang lan truyền trên mạng xã hội là thật. Hình ảnh được nhân viên công ty chụp lại trong quá trình giết mổ tại cơ sở giết mổ gia súc Dững Nga (ấp Long Hòa A1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) vào ngày 26/3/2022 để báo cáo về công ty.

Theo đại diện cơ sở giết mổ Dững Nga và C.P Việt Nam, khi phát hiện heo không đảm bảo, các bên đã tiến hành tiêu hủy sản phẩm tại lò vào cuối ngày bằng cách nung nấu và chuyển mục đích sử dụng cho cá ăn.

Tuy nhiên, điều bất thường là hình ảnh heo bệnh đang lan truyền lại được đóng dấu hình chữ nhật - tức mẫu dấu đã kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để tiêu thụ nội địa.

Điều bất thường, heo không đảm bảo lại được đóng dấu đã kiểm soát giết mổ của thú y. Ảnh: Chụp từ màn hình nội dung phản ánh của người dân Sóc Trăng. 

Điều bất thường, heo không đảm bảo lại được đóng dấu đã kiểm soát giết mổ của thú y. Ảnh: Chụp từ màn hình nội dung phản ánh của người dân Sóc Trăng. 

Đối chiếu với Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, tại Mục 2, Chương III của Thông tư quy định về mẫu dấu kiểm soát giết mổ sử dụng tại cơ sở giết mổ tiêu thụ nội địa.

Cụ thể: Dấu hình chữ nhật (kích thước dài 80mm, rộng 50mm) ở giữa dấu có khắc chữ “K.S.G.M” được sử dụng để đóng trên thân thịt gia súc để tiêu thụ nội địa.

Mẫu dấu hình ô van sẽ được đóng trên thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y, phía trong có khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y”.

Đối với thịt gia súc phải tiêu hủy, trên thân thịt sẽ được đóng dấu hình tam giác, ở giữa của dấu có đường cao 22mm, khắc chữ “HỦY”.

Mẫu dấu hủy đối với gia súc quy định tại Phụ lục IV Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ảnh: Chụp từ Thông tư 09.

Mẫu dấu hủy đối với gia súc quy định tại Phụ lục IV Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ảnh: Chụp từ Thông tư 09.

Như vậy, căn cứ theo Thông tư 09, đối với các mảnh heo nghi mắc bệnh đang lan truyền trên mạng xã hội, phải được đóng dấu hình ô van hoặc hình tam giác, thay vì hình chữ nhật. Điều này không loại trừ khả năng sản phẩm thịt heo này có thể đã được cung cấp ra thị trường.

Ngoài ra, cũng tại buổi kiểm tra của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ông Hà Hữu Tâm - quản lý lò mổ của C.P Việt Nam chi nhánh Hậu Giang nêu rõ, khi phát hiện sản phẩm không sạch, công ty đã phối hợp với cơ sở giết mổ và ngành thú y lập văn bản để xác nhận việc heo không đảm bảo đưa ra thị trường và tiến hành tiêu hủy.

Tuy nhiên, khi ngành chức năng yêu cầu cung cấp văn bản để chứng minh vấn đề này, ban đầu ông Tâm cho biết: “Lâu quá tôi không có lưu”, nhưng sau đó đã cung cấp một văn bản photo.

Mặt khác, đại diện cơ sở giết mổ Dững Nga cho biết, trong quá trình tiêu hủy, nhân viên công ty có chụp ảnh lại nhưng lâu quá đã không còn.

Cho biết thêm về quy trình giết mổ của C.P Việt Nam, ông Hà Hữu Tâm nói: “Trong quá trình giết mổ, nếu phát hiện mảnh heo không đẹp, không đảm bảo vẻ mỹ quan và không đáp ứng được chất lượng cho khách hàng, bên thú y, lò mổ và công ty phối hợp với nhau để làm phương án hủy. Khi mổ xong, nhân viên thú y xem, con nào đảm bảo yêu cầu, đẹp, đạt chất lượng thì lăn dấu, còn không thì để đó xử lý, tách riêng qua một bên”.

Quy trình này cũng đang cho thấy đi ngược lại với hình ảnh sản phẩm thịt heo đang lan truyền trên mạng xã hội.

Đại diện C.P Việt Nam và cơ sở giết mổ Dững Nga (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) làm việc với đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Đại diện C.P Việt Nam và cơ sở giết mổ Dững Nga (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) làm việc với đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Vấn đề đặt ra: Đơn vị nào đã lăn dấu kiểm soát giết mổ cho các mảnh heo nghi mắc bệnh và liệu công tác kiểm soát thú y đã đúng quy định và liệu có kẽ hở nào hay không?

Để có thể xác định rõ ràng nguyên nhân, tránh nguy cơ những sản phẩm thịt không đạt chất lượng “lọt” qua hệ thống kiểm soát và đến tay người tiêu dùng, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm sáng tỏ vấn đề phản ánh của người dân.

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 sáng 3/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã yêu cầu Cục Chăn nuôi và Thú y làm rõ đơn vị đóng dấu kiểm dịch này, đồng thời có văn bản đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất