| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội xem xét tăng phí trước bạ, biển số xe xăng dầu từ quý III/2025

Chủ Nhật 13/07/2025 , 15:43 (GMT+7)

Từ quý III/2025, Hà Nội nghiên cứu tăng phí trước bạ, biển số, giữ xe đối với ôtô, xe máy chạy xăng nhằm hạn chế ô nhiễm và thúc đẩy xe điện.

Hà Nội sẽ nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực trung tâm đối với ôtô, xe máy chạy bằng xăng, dầu. Đây là nội dung được nêu rõ trong Chỉ thị 20 vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách nhằm ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Từ quý III/2025, Hà Nội nghiên cứu tăng phí trước bạ, biển số, giữ xe đối với ôtô, xe máy chạy xăng nhằm hạn chế ô nhiễm và thúc đẩy xe điện. Ảnh: Hoàng Hiền.

Từ quý III/2025, Hà Nội nghiên cứu tăng phí trước bạ, biển số, giữ xe đối với ôtô, xe máy chạy xăng nhằm hạn chế ô nhiễm và thúc đẩy xe điện. Ảnh: Hoàng Hiền.

Theo Chỉ thị, lộ trình điều chỉnh các khoản phí này cần được xây dựng bắt đầu từ quý III năm 2025 và điều chỉnh hàng năm. Việc tăng phí được xem là giải pháp song song nhằm hạn chế phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bên cạnh mục tiêu đến ngày 1/7/2026, không còn xe máy xăng lưu thông trong khu vực vành đai 1 của Hà Nội.

Đường vành đai 1 của Hà Nội là tuyến giao thông nội đô khép kín, dài khoảng 12–15 km, bao quanh khu vực trung tâm thành phố. Tuyến đi qua các phố lớn: Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa, Đê La Thành, Hoàng Cầu, Cầu Giấy, Đường Bưởi, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái và nối lại Trần Khát Chân.

Vành đai 1 hiện một số đoạn như Hoàng Cầu – Voi Phục (dài 2,2 km) vẫn đang thi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, nhằm khép kín hoàn toàn tuyến vành đai, giảm áp lực giao thông nội đô.

Lộ trình tiếp theo là từ ngày 1/1/2028, Hà Nội sẽ hạn chế xe máy và ôtô cá nhân chạy xăng, dầu trong khu vực vành đai 1 và vành đai 2. Đến năm 2030, phạm vi áp dụng sẽ mở rộng ra khu vực vành đai 3.

Hiện nay, ngoài giá mua xe, người dân Hà Nội đang phải chi thêm nhiều khoản phí để hoàn tất thủ tục sở hữu phương tiện. Với ôtô chạy xăng, dầu, lệ phí trước bạ đang ở mức 12% với xe con và 7,2% với xe bán tải; phí ra biển số là 20 triệu đồng. Trong khi đó, lệ phí trước bạ xe máy là 2% giá trị xe.

Nếu thành phố điều chỉnh lệ phí trước bạ ôtô từ 12% lên 15%, chi phí sở hữu sẽ tăng đáng kể. Ví dụ, với một chiếc ôtô giá 1 tỷ đồng, người mua sẽ phải trả thêm 30 triệu đồng cho lệ phí trước bạ mới.

Ngược lại, các phương tiện thuần điện đang được miễn lệ phí trước bạ đến ngày 28/2/2027. Như vậy, nếu cùng mua một mẫu xe xăng và một mẫu xe điện cùng phân khúc, cùng mức giá 1 tỷ đồng, người dùng xe điện có thể tiết kiệm ít nhất 120 triệu đồng chi phí sở hữu.

Ngoài ra, nếu Hà Nội thực hiện tăng giá dịch vụ trông giữ xe theo hướng ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thì chi phí sử dụng xe xăng, dầu cũng sẽ cao hơn. Với một tài xế thường xuyên đưa xe vào phố cổ vào cuối tuần, khoản tiền gửi xe mỗi lần có thể tăng thêm vài trăm nghìn đồng nếu sử dụng xe chạy xăng.

Các chuyên gia trong lĩnh vực ôtô nhận định, việc điều chỉnh các khoản phí này sẽ tạo sức ép kinh tế đủ lớn để người dân cân nhắc chuyển sang xe điện. Đây cũng là một phần trong kế hoạch tổng thể của Chính phủ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị.

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu đến năm 2030, xe điện, hybrid và các phương tiện xanh sẽ chiếm khoảng 18-22% tổng doanh số bán ra trên thị trường ôtô, tương đương từ 180.000 đến 242.000 xe mỗi năm.

Về phía doanh nghiệp, năm 2024, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), gồm Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki, SYM bán ra hơn 2,65 triệu xe máy chạy xăng. Trong khi đó, tổng doanh số ôtô của các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và Hyundai đạt hơn 407.000 chiếc. Riêng VinFast, hãng chỉ sản xuất xe điện đạt doanh số 87.000 ôtô điện và gần 71.000 xe máy, xe đạp điện trong năm 2024.

Cũng theo Chỉ thị 20, Thủ tướng giao Hà Nội khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch, đồng thời tạo điều kiện phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện điện. Thành phố cũng được yêu cầu ban hành chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

Việc điều chỉnh chính sách và hạ tầng đang được xem là bước đi quan trọng trong lộ trình giảm dần khí thải từ giao thông đô thị một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tại thủ đô hiện nay.

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

Phân loại rác tại nguồn chưa ‘chạm’ được đến đa số người dân

Dù đã có luật và lộ trình rõ ràng, phân loại rác tại nguồn vẫn chưa trở thành thói quen phổ biến trong cộng đồng dân cư.

Sơn La công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lũ

Sơn La Mưa lớn kéo dài đã gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Quốc hội thông qua 5 đạo luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thanh Hóa kết thúc 26 đảng bộ huyện, thành lập 166 đảng bộ xã phường

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 46 thống nhất kết thúc hoạt động 26 đảng bộ cấp huyện và thành lập 166 đảng bộ xã, phường mới.

Bình luận mới nhất